Mô hình kinh tế chia sẻ: Việt Nam đang thiếu một hạ tầng chính sách

Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (CIEM) cho biết, hiện nay khi mô hình kinh tế chia sẻ còn khá mới mẻ nhưng ở Việt Nam lại chưa có bất cứ nghiên cứu nào cụ thể về vấn đề này.

Hội thảo

Hội thảo mô hình tế chia sẻ với chủ đề “Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam”

Sáng nay (15/12) Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo khoa học “Mô hình kinh tế chia sẻ: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam”.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mô hình kinh tế chia sẻ là vấn đề mới và là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu CIEM đang tiến hành nhằm góp phần thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Mỗi quốc gia trên thế giới lại có sự phản ứng khác nhau với mô hình Kinh tế chia sẻ, có nơi phản ứng gay gắt cũng có những nơi tạo khung khổ pháp lý và các điều kiện hỗ trợ cho mô hình này phát triển, ví dụ như Hàn Quốc, Singapore”, và Tuệ Anh cho biết.

Cũng theo bà Tuệ Anh, hiện nay nền tảng quan trọng của nền Kinh tế chia sẻ chính là công nghệ thông tin, chính nhờ vào xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà mô hình Kinh tế chia sẻ có được môi trường thuận lợi tạo đà cho sự phát triển bùng nổ như hiện nay. Kinh tế chia sẻ hiện nay vô cùng đa dạng về hình thức và dịch vụ như RelayRides, Uber, TaskRabbit, KickStarter, Peer lending… 

Mô hình Kinh tế chia sẻ đã mang lại nhiều cơ hội phát triển khi người tiêu dùng có thể tiếp cận và khai thác sử dụng những tài sản mà họ không sở hữu và không có điều kiện sở hữu riêng, trong khi đó, người sở hữu tài sản có cơ hội để tăng thêm thu nhập. Nhưng mặt khác, việc này cũng tạo áp lực cạnh tranh đối với cá loại hình kinh doanh truyền thống, điều dễ nhận thấy nhận hiện nay là mô hình chia sẻ đi xe chung Uber và Grab tại Việt Nam, đã thách thức và cạnh tranh vô cùng khốc liệt với loại hình taxi truyền thống khiến dần dần các doanh nghiệp taxi cũng phải thay đổi để tăng sức cạnh tranh.

Theo ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mô hình Kinh tế chia sẻ đã tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các loại hình kinh doanh truyền thống thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế nói chung. 

"Mô hình Kinh tế chia sẻ còn tồn tại một số hạn chế khác như nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp truyền thống do doanh nghiệp tham gia nền kinh tế chia sẻ không đảm bảo dịch vụ của họ đạt chuẩn theo quy định của pháp luật", ông Vinh cho biết. Hoạt động Kinh tế chia sẻ mang tính tự phát và cá nhân cao nên khó cho cơ quan quản lý kiểm soát nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ với xã hội, nghĩa vụ với các đối tượng tham gia. Đặc biệt vấn đề an toàn cho người tiêu dùng rất khó quản lý. 

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước trên thế giới cũng đang bắt đầu phản ứng về Kinh tế chia sẻ nhưng chưa có được những khung khổ pháp luật chặt chẽ để quản lý các mô hình hoạt động của Kinh tế chia sẻ. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước là cần sớm điều chỉnh và bổ sung kịp thời các văn bản pháp quy để quản lý tốt hoạt động kinh doanh theo mô hình Kinh tế chia sẻ và khai thác tối đa tiềm năng của mô hình này, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Zalo: 0983 088 626