Vì vậy, mô hình tăng trưởng ở Việt Nam hiện nay cũng cần được phân tích thấu đáo để làm thế nào giải quyết những điểm nghẽn và tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng mới.

Người ta thường nói đến mô hình tăng trưởng của Việt Nam là dựa vào xuất khẩu tài nguyên, gia công dựa vào lao động rẻ và vai trò quá lớn của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, mô hình tăng trưởng ở Việt Nam hiện nay cũng cần được phân tích thấu đáo để làm thế nào giải quyết những điểm nghẽn và tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng mới.

p/Các chuyên gia VinFast thực hiện những bước kiểm tra cuối cùng trước khi xe rời dây chuyền sản xuất để đưa ra nước ngoài thử nghiệm.

Các chuyên gia VinFast thực hiện những bước kiểm tra cuối cùng trước khi xe rời dây chuyền sản xuất để đưa ra nước ngoài thử nghiệm.

Mô hình tăng trưởng nào cho Việt Nam?

Ở chiều cạnh đầu vào, tương tự như tất cả các nền kinh tế, kể cả Mỹ, Nhật Bản, ở vào giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam cũng phải dựa vào mức đầu tư cao và sử dụng nhiều lao động. Một vấn đề nữa liên quan đến vốn cho tăng trưởng là tăng trưởng của Việt Nam được cho là dựa quá nhiều vào việc tăng vốn, thậm chí quá mức. Vốn đóng góp tới 53% tăng trưởng so với khoảng 22% từ lao động và 25% từ tăng năng xuất trong giai đoạn 2000-2005. Và các tỷ lệ này thay đổi theo chiều hướng xấu đi trong giai đoạn 2006-2010, tương tự các mức là 77, 15 và 8%. Nghĩa là tăng trưởng của Việt Nam ngày càng dựa nhiều vào vốn và có khuynh hướng ngày càng ít dựa vào năng suất. Đây là lý do giải thích tình trạng lạm phát luôn ở mức cao trong nền kinh tế.

Xét yếu tố tài nguyên, do trình độ công nghệ thấp và lạc hậu, nền kinh tế buộc phải sử dụng quá nhiều tài nguyên, trong đó phần nhập khẩu là rất lớn. Đó là lý do giải thích tính không hiệu quả của nền kinh tế, và phần giá trị gia tăng ít vì phải chia sẻ cho bên ngoài. Năng suất lao động của Việt Nam do đó bị xem là “rất thấp”.
Ở chiều cạnh đầu ra, hướng vào xuất khẩu và hội nhập là đúng đắn nhằm phát huy các tiềm năng quốc gia. Tuy nhiên, nhập siêu kéo dài lại là vấn đề. Bên cạnh đó, cơ cấu xuất khẩu là dựa vào khoáng sản và gia công là yếu điểm trong chiều cạnh này. Đầu tư công thường rất cao, do đó chèn ép khu vực tư nhân. Trong khi đó, đầu tư công lại kém hiệu quả, còn khu vực tư nhân hiệu quả hơn và giải quyết nhiều lao động hơn lại phải chịu phần thiệt và yếu thế.

Điểm cuối cùng trong chiều cạnh đầu ra này là thu chi của chính phủ: thu nhiều nhưng vẫn không đủ chi. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia đang phát triển trong đó chính phủ thu nhiều nhất lên tới 27,2% GDP thời kỳ 2006-2011 (so với mức 24,6% thời kỳ 2001-2005). Tỷ lệ này ở các nền kinh tế đang nổi ở Châu Á, kể cả Hàn Quốc, chỉ ở mức 20% trở xuống. Mặc dù vậy thu vẫn không đủ cho chi tiêu luôn ở mức cao lên tới 36,3% và 32,6%, tương ứng với hai thời kỳ trên.

Ngoài ra, ở chiều cạnh cấu trúc kinh tế. Cấu trúc của nền kinh tế rõ ràng là dựa quá nhiều vào khu vực nguyên khai gồm khai thác khoáng sản và nông nghiệp. Khu vực công nghiệp chế tạo có phát triển nhưng, như trên trình bày, chủ yếu là gia công sử dụng nhiều lao động. Xét dưới giác độ trình độ trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu thì nền kinh tế của Việt Nam nằm ở các giai đoạn trình độ thấp, thu được ít giá trị gia tăng. Theo Michael Porter thì mô hình này đã cạn kiệt lợi thế rồi.

Đây là một lý do quan trọng giải thích tại sao chỉ số ICOR của Việt Nam luôn ở mức cao tới 4,89 trong giai đoạn 2000-2005 và tiếp tục tăng cao tới 7,17 trong giai đoạn 2006-2010. Nghĩa là để có được một đồng lãi các nước khác chỉ phải bỏ ra 2 - 3 đồng vốn trong khi Việt Nam phải bỏ ra tới khoảng từ 5 đến 7 đồng vốn. Cải cách hay tổ chức lại khu vực doanh nghiệp nhà nước là một đòi hỏi lớn nhằm làm cho mô hình tăng trưởng trở nên tốt hơn.

Xét yếu tố liên kết trong cấu trúc, sự liên kết giữa các khu vực, ngành, hay thành phần kinh tế là rất yếu. Micheal Porter cho rằng, sự liên kết ngành ở Việt Nam là rất thấp, ông không nhận thấy sự hình thành các cụm ngành ở Việt Nam. Chẳng hạn, sự liên kết giữa các nhóm ngành xuất khẩu là hầu như không có. Điều này khiến những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thường không liên quan đến nhau (thủy sản, dệt, đồ nội thất, may mặc, giày dép…). Do đó không tạo được hiệu ứng “tràn ngập" tại các thị trường lớn như EU hay Mỹ.

Thứ tư, chiều cạnh thể chế. Sau khoảng hai thập kỷ cải cách loại bỏ chế độ bao cấp và kế hoạch tập trung, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam vẫn được xem là rất trực tiếp. Bằng chứng rõ rệt cho điều này là cách thức điều hành của nhà nước đối với nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính quản lý hành chính.

Bên cạnh đó thì khu vực DNNN vẫn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế. Sự ưu tiên của nhà nước đối với khu vực này đã tạo ra một sự phân biệt đối sử với các thành phần kinh tế còn lại. Một yếu tố khác trong chiều cạnh thể chế là chính sách kinh tế vĩ mô và cách thức làm chính sách vĩ mô. Một điều khá dễ dàng nhận thấy là chính sách vĩ mô của Việt Nam không ổn định. Cách thức ra các quyết định chính sách cũng thiếu tính dự báo, nên hay giật cục. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây bất ổn và kém hiệu quả cho nền kinh tế.

Tóm lại, thể chế cần có những thay đổi, cải cách để cải thiện mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Trong đó, cần thiết phải có những cải cách theo hướng tạo ra hệ thống luật chơi công bằng hơn, và chính sách kinh tế vĩ mô phải được xây dựng một cách khoa học hơn, với tính dự báo tốt hơn.

Thay đổi vẫn phải bắt nguồn từ thể chế

Xét chiều cạnh các yếu tố sản xuất (đầu vào), rõ ràng việc trông cậy vào sử dụng nhiều lao động, tài nguyên đã đến tới hạn của nó. Cần phải có những thay đổi theo hướng gia tăng yếu tố công nghệ để có thêm phần giá trị gia tăng và có vị trí tốt hơn, cao hơn trong chuỗi giá trị sản phẩm. Để làm được cần phải có một chiến lược phát triển công nghệ quốc gia rõ ràng với hệ thống các chính sách nhằm khuyến khích nhập, tiếp thu, ứng dụng và phát triển công nghệ trong sản xuất. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó sẽ tự động giải toả áp lực tăng trưởng phải dựa nhiều vào vốn.

Việc phát triển và ứng dụng công nghệ sẽ giúp cải thiện được cấu trúc của nền kinh tế dựa chủ yếu và các lĩnh vực nguyên khai (khai khoáng và nông nghiệp). Thay vào đó tạo dựng và phát triển được lĩnh vực công nghiệp chế tạo, một cơ sở quyết định cho tăng trưởng bền vững trong tương lai. Đồng thời, việc này sẽ giúp Việt Nam tránh được cái gọi là bẫy thu nhập trung bình. Cũng nằm trong chiều cạnh cấu trúc kinh tế, đó là vấn đề thành phần nào sẽ gánh vác trách nhiệm giữa một bên là khu vực DNNN sở hữu và một bên là doanh nghiệp tư nhân. Câu trả lời cho vấn đề này là ai làm việc hiệu quả hơn thì người đó sẽ được nhận trách nhiệm. Một vấn đề nữa là phải chú trọng xây dựng và phát triển các cụm ngành để có mối liên kết ngành.

Chiều cạnh đầu ra cho thấy, chiến lược hướng về xuất khẩu là hoàn toàn đúng đắn. Khai thác thị trường toàn cầu là yếu tố quan trọng để phát huy hết tiềm năng của nền kinh tế. Việc theo đuổi chiến lược này cần phải được tiếp tục. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá hiện nay chưa thực sự thể hiện rõ ý đồ này. Cần phải thay đổi theo hướng khuyến khích hơn nữa các nhà xuất khẩu, nghĩa là tỷ giá cần phải được điểu chỉnh cao hơn nữa, nhằm khuyến khích hơn nữa xuất khẩu và giảm khuyến khích nhập khẩu.

Cũng trong chiều cạnh này, đầu tư công cần phải được thay đổi theo hướng giảm xuống, và loại bỏ dần sự chèn ép hay chen bật khu vư tư nhân. Đồng thời, sự giảm đầu tư công cũng sẽ dẫn tới giảm áp lực phải thu ngân sách hiện nay được cho là khá cao. Kết quả, tạo thêm dư địa và các khuyến khích đầu tư tư nhân.

Bốn chiều cạnh của mô hình tăng trưởng

1. Chiều cạnh đầu vào bao gồm đất đai, lao động, vốn, công nghệ.  Vì bao gồm những yếu tố đầu vào, chiều cạnh này giải thích mối quan hệ giữa việc sử dụng các yếu tố đầu vào nói trên như thế nào để tạo ra sản lượng của một nền kinh tế.  Đây là lãnh địa mà các mô hình lý thuyết tập trung giải quyết từ rất sớm.  Tóm lại, chiều cạnh này đề cập đến số lượng, chất lượng, và sự kết hợp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất hay cả nền kinh tế để giải thích sự tạo ra sản lượng (hay tăng trưởng).

2. Chiều cạnh đầu ra thể hiện định hướng thị trường của nền kinh tế hướng về xuất khẩu hay dựa vào tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, nếu nói đến chiều cạnh đầu ra còn phải đề cập đến đầu tư, nghĩa là phần sản lượng đi vào đầu tư; và chi tiêu chính phủ, nghĩa là phần sản lượng đi hướng vào tiêu dùng của chính phủ.  

Việc định hướng tỷ trọng giữa các cấu phần khối tổng cầu này có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng trong việc tạo ra sản lượng.  Chẳng hạn, Việt Nam được cho là có mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu, tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng không tốt vì chi tiêu của chính phủ quá cao.

3. Chiều cạnh thể chế thể hiện vai trò của nhà nước và hệ thống các luật chơi trong nền kinh tế, cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô (gồm loại chính sách vĩ mô và cách làm chính sách vĩ mô). Chiều cạnh này thể hiện cách thức vận hành nền kinh tế của nhà nước. 

Ví dụ về mô hình Singapore đã được thể hiện rõ nét khi vai trò của nhà nước ở Singapore là rất trực tiếp.  Mô hình tăng trưởng của Việt Nam cũng được nhắc tới như là một mô hình trong đó vai trò điều tiết, kiểm soát trực tiếp của nhà nước là rất cao.  Nói một cách hình tượng chiều cạnh thể chế được xem như là phần mềm điều hành nền kinh tế mà phần cứng của nó có thể được xem là cấu trúc của nền kinh tế.

4. Cấu trúc của một nền kinh tế được định nghĩa là tổng những hoạt động kinh tế nằm trong một vùng lãnh thổ nhất định. Đồng thời cấu trúc kinh tế còn cho biết tỷ trọng của thu nhập của từng khu vực hay ngành trong tổng GDP, và sự thay đổi tương quan giữa các tỷ trọng này qua thời gian. Định nghĩa này thuần túy mang tính kinh tế, nó cho biết có những hoạt động kinh tế nào trong một quốc gia tham gia vào quá trình ra sản lượng. 

Trong kinh tế học, khi xem xét trình độ phát triển của một nền kinh tế người ta phân chia các hoạt động trong đó thành các khu vực nguyên khai gồm lĩnh vực nông nghịêp và khai khoáng; khu vực công nghiệp chế tạo và khu vực dịch vụ.  

Hiện nay người ta còn phân chia chi tiết thêm hai khu vực nữa thể hiện trình độ phát triển cao của một nền kinh tế.  Đó là khu vực cấp bốn gồm những hoạt động mang tính tri thức như giáo dục, thư viện, nghiên cứu khoa học, văn hoá và chính phủ. Cuối cùng, khu vực cấp năm là khu vực cao nhất của nền kinh tế và xã hội. Khu vực này bao gồm các hoạt động ra các quyết định tối cao, đó là giới quản lý điều hành chính trong các lĩnh vực Chính phủ.

PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:

Kinh tế tư nhân sau 30 năm đổi mới đáng lẽ đã phải "nở" ra rất nhanh rồi nhưng thực tế theo thống kê năm 2018, khu vực này mới chỉ sản xuất ra được 7,8% GDP. Thực lực của nền kinh tế cải thiện chậm, hiện tại rất yếu. Số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” vẫn chiếm 95-96% tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp “vừa” chỉ chiếm khoảng 1,7% tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu quan trọng. Tỷ trọng quá nhỏ bé của nhóm doanh nghiệp vừa chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam rất khó lớn, chậm lớn.

Tình trạng nền kinh tế hiện nay, nhìn từ góc độ cơ cấu các thành phần là đáng báo động. Đây là kết quả của một chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần “có vấn đề”: phân biệt đối xử, không tôn trọng nguyên tắc thị trường, xác định vai trò, chức năng của các lực lượng kinh tế sai lệch kéo dài, làm méo mó.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng, đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị:

Động lực cho tăng trưởng kinh tế tới đây chủ yếu phải trông vào các chính sách, giải pháp tác động từ phía tổng cung. Thứ nhất, cần kiên định và nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó cần ưu tiên chính sách đầu tư mới. Thứ hai, phải quyết liệt tái cơ cấu kinh tế, quan trọng nhất là thực hiện cho tốt chủ trương thu gọn khu vực kinh tế nhà nước, mở dư địa, khơi thông nguồn lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Thứ ba, bảo đảm thực hiện tốt chủ trương đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa đối tác thương mại nhằm giảm sự phụ thuộc thái quá vào Trung Quốc và Mỹ. Thứ tư, triển khai nhanh việc tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý các hoạt động sự nghiệp...