Các giải pháp nâng cao năng lực xét nghiệm y học cho các nước thu nhập thấp và trung bình

Khuyến cáo được đăng tải trên tạp chí Lancet Vol 391, May 12, 2018

Các giải pháp đối với việc thiếu hụt nguồn nhân lực:

Tăng cường nguồn lực

Việc giữ chân nhân sự xét nghiệm trong hệ thống công lập là một thách thức tại các nước LMICs, vì sự thu hút của khối ngoài công lập. Trong nghiên cứu ghi nhận ý kiến của 1365 cán bộ y tế nữ đảm nhận vai trò kỹ thuật hoặc quản lý tại 28 đơn vị tuyến huyện và tỉnh ở Pakistan, nghi nhận sự không hài lòng của họ về lương, chính sách của đơn vị,…như vậy giải pháp cần thiết đó là đảm bảo khả năng phát triển nghề nghiệp, được tham gia đào tạo liên tục, sự công bằng trong thăng tiến, cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ các giải pháp và phương tiện để con cái họ được học hành.

Chương trình đào tạo tại các trường đại học thấp hơn thực tế làm việc, một khảo sát năm 1999, hơn 80% người tốt nghiệp có trình độ chưa phù hợp thực tế. Viễn cảnh một người làm xét nghiệm, một nhà bệnh học lâm sàng,…như là một chuyên gia quan trọng đối với các quyết định lâm sàng cũng là một yếu tố thu hút nhiều bác sĩ trẻ tham gia học tập lĩnh vực này. Việc tạo ra cơ hội cho những người làm công tác xét nghiệm được học tập cũng là một hoạt động hết sức thiết yếu, có khá nhiều chương trình đào tạo nâng cao trên thế giới, tuy nhiên tại các nước LMICs thì việc tham dự những khoá học này là một khó khăn do trở ngại về chi phí, các cam kết (sau khi học), xin visa,…Những khó khăn này có thể giải quyết bằng các giải pháp như thiết kế chương trình đào tạo trong nước với sự hỗ trợ của chuyên gia quốc tế, hoặc tham dự các khoá học trực tuyến.

Chuyển mẫu xét nghiệm

Giải pháp này bao gồm việc tập huấn cho các bác sĩ nơi gửi mẫu về quy trình thu thập mẫu, ghi nhận thông tin, sau đó chuyển mẫu lên phòng xét nghiệm tập trung nhiều chuyên gia hơn để thực hiện xét nghiệm, giải pháp này được ghi nhận khá hiệu quả. Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề tồn tại như việc đào tạo lấy mẫu, việc giám sát nhân viên y tế lấy mẫu đúng, điều kiện bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển,… cần được thực hiện nghiêm túc nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng.

Cử người đến tập huấn ngắn hạn

Phương thức cử những cá nhân hoặc nhóm đến đào tạo tại chỗ nhằm mở rộng hoặc bổ sung năng lực cho địa phương cũng là một giải pháp, việc này có thể là cầu nối để triển khai những giải pháp dài hạn hơn.

Các giải pháp đối với việc thiếu hụt về giáo dục và đào tạo: có một sự hiểu lầm không nhỏ trong quá trình học của các sinh viên y khoa về công việc xét nghiệm, đặc biệt là bác sĩ giải phẫu bệnh, được nghĩ là những người làm việc chủ yếu với xác chết, pháp y. Vì vậy, cần có những buổi học đối với sinh viên trong giai đoạn học các môn cơ bản để họ hiểu, hoặc hướng dẫn trong những buổi tham vấn hướng nghiệp về cơ hội nghề nghiệp, sự đóng góp của nghề xét nghiệm trong chăm sóc bệnh nhân.

Trong kỷ nguyên về công nghệ, chương trình đào tạo những nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực PALM cần bổ sung các vấn đề mới về kỹ thuật để theo kịp với xu thế phát triển trong thế kỷ 21, ví dụ như tự động hoá, sinh học phân tử trong chẩn đoán. Vấn đề đảm bảo chất lượng trong đào tạo bởi các chương trình đánh giá kiểm định cũng rất cần thiết, ví dụ tại Tây Phi có rất nhiều nội dung không phù hợp hoặc rối rắm được đưa vào chương trình đào tạo.

Việc nâng cao trình độ và kỹ năng của các nhân viên y tế làm việc tại phòng xét nghiệm cũng cần được quan tâm xây dựng, ví dụ kỹ năng xét nghiệm để phát hiện vi khuẩn kháng thuốc.

Các giải pháp đối với cơ sở vật chất, hạ tầng

Chuỗi cung cấp (hoá chất, thuốc thử,…)

Việc mua sắm hoá chất, thuốc thử, vật tư,…cho phòng xét nghiệm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự cố trong xét nghiệm. Nếu Bộ Y tế không có các quy định hướng đến hệ thống cung ứng thì giải pháp cải thiện cho PALM tại các nước LMICs sẽ không thể khả thi. Cụ thể kết quả triển khai tại Senegal, hầu như giảm 100% tại nạn và sự cố, từ 56 sự cố xuống còn 0 sau 3 năm.

Nhân sự bảo trì thiết bị, dụng cụ

Đây là một công việc quan trọng nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt của thiết bị và dụng cụ, đối với những thiết bị do các hãng đặt máy cùng với hoá chất kèm theo hợp đồng đặt máy thì việc bảo trì cần được quan tâm hơn so với các thiết bị do bệnh viện mua.

Việc đầu tư cho các trường đào tạo kỹ sư y sinh là một trong những vấn đề được WHO khuyến cáo, như là một giải pháp khác song hành với giải pháp này.

Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm (LIS)

Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm (LIS) mạnh và toàn diện thì sẽ đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng, hiểu quả trong quản lý công việc cũng như kế hoạch sử dụng hoá chất, dự trù kinh phí, không thể có việc một phòng xét nghiệm hiện đại mà lại không có LIS tốt. Với LIS sẽ giúp chất lượng xét nghiệm nâng cao bằng việc đánh giá các chỉ số như thời gian trả kết quả, tỷ lệ kết quả không đạt, tỷ lệ mẫu bị từ chối,…an toàn người bệnh được tăng cường do giảm tỷ lệ nhầm lẫn mẫu. Một phần mềm thích hợp có thể tính toán các chỉ số chất lượng, xu hướng đảm bảo chất lượng của phòng xét nghiệm.

Một rào cản của giải pháp này đó là cơ sở hạ tầng máy tính và chi phí phần mềm, giải pháp khắc phục là sử dụng phần mềm mã nguồn mở, tuy nhiên nhiều nước LMICs nhận thấy không phù hợp vì: đòi hỏi nhân sự có trình độ về mã nguồn mở, phần mềm thường không tiêu chuẩn hoá, không có khả năng tương thích với thiết bị xét nghiệm, khó khăn trong cài đặt và sử dụng.

Chẩn đoán từ xa

Công nghệ này cho phép người dùng từ xa có thể xem, đánh giá, phân tích,… những hình ảnh kỹ thuật số ngay trong thời gian thực, có thể hữu dụng đối với những nơi không có bác sĩ bệnh lý lâm sàng. Ví dụ tại Trung Quốc, hệ thống hỗ trợ chẩn đoán ung thư từ xa đã liên kết 20 trung tâm ung thư với khoảng 80 chuyên gia, sau 2 năm đã giải quyết được 16.247 chẩn đoán, với 87% trường hợp có thời gian trả kết quả dưới 48 giờ. Chẩn đoán từ xa có thể sử dụng trong đào tạo nhân viên y tế.

Rào cản chính đó là chi phí cho đường truyền tốc độ cao, với chi phí khoảng 100 đến 250.000 USD, bên cạnh đó vấn đề chất lượng hình ảnh, lưu trữ, tuyền dẫn, bảo mật thông tin bệnh nhân, các quy định về pháp lý,…cũng là những rào cản đáng quan tâm.

Kết nối thông tin

Kết nối thông tin kém giữa phòng xét nghiệm trung tâm thực hiện xét nghiệm và nơi gửi mẫu làm tăng thời gian trả kết quả cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Để rút ngắn thời gian trả kết quả, cần giải quyết 2 vấn đề: chuyển mẫu đến nơi cần làm xét nghiệm, phản hồi kết quả từ nơi làm xét nghiệm về nơi gửi mẫu.

Cải thiện vấn đề kết nối thông tin trong việc phản hồi kết quả có thể sử dụng cách thức tin nhắn hoặc website được xây dựng trên nền tảng LIS. Tại Swaziland, việc sử dụng tin nhắn đã hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm, tuy nhiên, cách thức này cũng không hiệu quả hoàn toàn vì không thể thay thế kết quả xét nghiệm giấy bằng tin nhắn.

Hợp tác công tư

Nhiều nước trong thuộc LMICs đã tăng cường hợp tác với hệ thống PALM tư nhân. Thật vậy, tại Ấn Độ, chính phủ chi trả cho hệ thống chăm sóc y tế thấp, có trên 70% bệnh nhân được điều trị tại các đơn vị tư nhân, nên các xét nghiệm cũng được thực hiện tại các phòng xét nghiệm tư. Sự hợp tác này bao gồm các hoạt động như làm xét nghiệm tại các đơn vị tư nhân, cho phép các phòng xét nghiệm tư đặt thiết bị trong bệnh viên công, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học,…

Để tránh xung đột quyền lợi, một chính sách rõ ràng trong hợp tác công tư cần được đặt ra và triển khai từ đầu.

Xét nghiệm nhanh tại chỗ (POCT)

Các xét nghiệm nhanh tại chỗ (POC testing) là những xét nghiệm tại giường bệnh, bên ngoài phòng xét nghiệm, là một phần trong hệ thống PALM, thực hiện những xét nghiệm này có thể là điều dưỡng, nhân viên y tế,…sử dụng các thiết bị xét nghiệm di động nhỏ. Tại các nước LMICs, xét nghiệm nhanh tại chỗ có thể dùng để chẩn đoán, theo dõi điều trị.

Điểm nổi bật nhất của POCT là thời gian trả kết quả ngắn, có thể trong vòng 1 giờ hoặc vài phút đối với một số xét nghiệm, điều này hỗ trợ cho các bác sĩ ra quyết định xử trí nhanh.

Tuy nhiên, POCT cũng còn những vấn đề cần quan tâm khi triển khai như việc huấn luyện cho nhân sự sử dụng, đặc biệt trong việc lựa chọn những xét nghiệm phù hợp, đọc và diễn giải kết quả, kết quả xét nghiệm có thể không đạt độ tin cậy cao, chương trình đảm bảo chất lượng chưa có, vấn đề bảo trì thiết bị,…

Các giải pháp đối với việc thiếu chất lượng, tiêu chuẩn và sự đánh giá công nhận:

Hệ thống PALM khá phức tạp, bắt đầu từ việc lựa chọn xét nghiệm gì, yêu cầu cụ thể như thế nào, thu thập mẫu bệnh phẩm,… cho đến đọc và diễn giải kết quả, báo cáo kết quả xét nghiệm, đưa ra những lời khuyên cụ thể (khi cần thiết). Tất cả đều phải đảm bảo chất lượng bởi việc tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể, việc đánh giá cần phải được thực hiện định kỳ thông qua các chương trình ngoại kiểm.

Bộ Y tế tại các nước cần phải thừa nhận chi phí cho việc đánh giá, kiểm định, công nhận chất lượng,.. không chỉ là khoản chi phí mất đi mà là khoản chi phí để chứng tỏ vấn đề chất lượng và tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm.

Việc thiết lập một hệ thống đánh giá và công nhận quốc gia có thể không khả thi đối với một số nước, vì vậy nếu không thể thực hiện thì có thể triển khai một phương thức khả thi hơn đó là xây dựng một tiêu chuẩn thống nhất dựa theo các tiêu chuẩn thế giới, hướng đến chuẩn hoá PALM cho các nước LMICs miễn phí, hoặc chi phí tương trưng. Ví dụ, chương trình Strengthening Laboratory Management Towards Accrediation (SLAMTA), chương trình Stepwise Laboratory Improvement Process Towards Accrediation (SLIPTA), và ISO 15189.

Đề xuất việc tổ chức phân cấp PALM với các tiêu chí tương ứng:

 

SỞ Y TẾ TP.HCM

---------------------------------------------

Quý tổ chức, PXN có nhu cầu tư vấn đào tạo, mời liên hệ:

• Công ty Đào tạo & Chuyển giao công nghệ Quản trị doanh nghiệp

• Số 03 Mỹ Đa Tây 6, P. Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

• Điện thoại, Zalo: 0983 088 626 ; E-mail: quantridoanhnghiepvn.dn@gmail.com

• Văn phòng M.Nam: Số 317/26/2 Đường Thống Nhất, P11, Q. Gò Vấp, TP.HCM

• Điện thoại, Zalo: 0911 787 630 ; E-mail:qtdn.kd01@gmail.com

https://www.facebook.com/daotaoquantridoanhnghiepibtc

Hoặc đăng ký đào tạo tại đây: https://forms.gle/EozmtbL3n5k2ksji8

 

Zalo: 0983 088 626