Đại dịch COVID-19 đã thay đổi thế giới theo nhiều khía cạnh khác nhau, các nền kinh tế lao đao, cuộc sống của người dân trên khắp thế giới đảo lộn, và cả những con gia cầm cũng bị ảnh hưởng! Những con gà được nuôi tại trang trại Toh Thye San ở Singapore đã bị sụt cân một cách đáng kể. Trung bình những con gà tại trang trại này nặng khoảng 2 kg, nhưng giờ chúng chỉ còn khoảng 1,3 kg thịt. keo dán gạch đà nẵng

Câu chuyện tại trang trại Toh Thye San chỉ là điển hình cho thực trạng của ngành công nghiệp chăn nuôi của Singapore ở thời điểm hiện tại. Lý do cho việc những con gia cầm bị sụt giảm cân nặng là do quốc gia này không còn đủ công nhân làm việc tại các trang trại nữa.

Ngành công nghiệp gia cầm của Singapore là một trong những ngành cảm nhận được tác động của COVID-19

Ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm của Singapore là một trong những ngành cảm nhận được rõ rệt sự tác động của COVID-19

Phần lớn nhân lực làm việc tại các trang trại chăn nuôi gia súc ở Singapore đến từ quốc gia láng giềng Malaysia. Khi giới chức Malaysia quyết định đóng cửa biên giới để hạn chế sự lây lan của COVID-19, những công nhân này không thể qua biên giới để làm việc.

Chính điều này, theo ông Kenny Toh – chủ trang trại Toh Thye San thì công suất hoạt động của trang trại này đã giảm khoảng 30%. "Khi bạn không có nhiều lực lượng lao động, về cơ bản, bạn không thể sản xuất nhiều như vậy", ông Toh chia sẻ.

Những con gà tại trang trại của ông Toh chỉ là một ví dụ về việc đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng như thế nào tới chuỗi cung ứng thực phẩm, hay câu chuyện chu trình chuyển động của thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn ra sao. 

Đây không chỉ là vấn đề khu vực Đông Nam Á mà còn là vấn đề toàn cầu, với những cảnh báo từ Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), rằng thế giới phải đối mặt với "đại dịch đói" từ tác động kinh tế của SARS-CoV-2, đặc biệt là đối với các nước nghèo ở Trung Đông và Châu Phi .

Tại Đông Nam Á, Malaysia đã tuyên bố trước mắt sẽ đóng cửa đất nước trong vòng 14 ngày (từ ngày 18 – 31/3). Chính phủ Thái Lan cũng gia hạn lệnh cấm xuất khẩu trứng gà cho đến cuối tháng này, để giải quyết tình trạng thiếu hụt lương thực nội địa.

Trong khi đó, Việt Nam - nhà cung cấp gạo lớn thứ ba thế giới sau Thái Lan, đã tạm thời cấm xuất khẩu mặt hàng chủ lực này vào ngày 24 tháng 3 và sau đó tiếp tục hạn chế xuất khẩu gạo sau khi dỡ bỏ lệnh cấm. Tương tự, Campuchia cũng đã tạm ngừng xuất khẩu lúa gạo. 

Việc người dân ở hầu hết các quốc gia lao đi mua dự trữ thực phẩm trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như thời gian qua, chỉ làm phức tạp thêm các thách thức chuỗi cung ứng lương thực trong khu vực cũng như trên thế giới.

Tại Singapore – quốc gia phải nhập khẩu hơn 90% thực phẩm, khi mới xảy ra đại dịch COVID-19, Chính phủ đã nhiều lần lên tiếng trấn an người dân rằng quốc đảo này có thể vượt qua bất kỳ sự gián đoạn nào của chuỗi cung ứng lương thực trong khu vực nhờ vào các nguồn cung đa dạng, cũng như một kho dự trữ quốc gia đủ lớn. 

Mặc dù vậy, mới đây Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore – ông Chan Chun Sing đã cảnh báo rằng nhiều sự gián đoạn trong chuỗi có thể sẽ xảy ra khi các nước vốn xuất khẩu thực phẩm cho Singapore tiếp tục kéo dài lệnh phong toả.

"Khi các quốc gia đồng loạt đóng cửa hệ thống sản xuất thực phẩm của họ ... điều này thực sự sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu", Bộ trưởng Chan phát biểu trong một cuộc họp quốc hội. Ông nhấn mạnh rằng Chính phủ đang làm việc với các quốc gia khác để duy trì ổn định chuỗi cung ứng thực phẩm cho đảo quốc này.

Mới đây trong một báo cáo của mình, Công ty kiểm toán toàn cầu PwC đã cảnh báo rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức an ninh lương thực ngay cả trước đại dịch, do quá trình đô thị hóa tại khu vực đang diễn ra quá nhanh chóng và tăng trưởng tiêu dùng phát triển. 

COVID-19 có khả năng làm trầm trọng thêm những khó khăn đó, ít nhất là trong ngắn hạn đối với chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Ngành sản xuất thực phẩm là một ngành công nghiệp đóng góp khoảng 500 tỷ USD sản lượng kinh tế, chiếm 17% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực ASEAN.

Chuyên gia Richard Skinner – giám đốc chiến lược và vận hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của PwC Singapore nhận định: "Các cuộc thảo luận của chúng tôi với các công ty thực phẩm lớn trên toàn cầu cho thấy rằng hạn chế lao động và gián đoạn nguồn cung cho đầu vào là những thách thức chính mà ngành sản xuất lương thực hiện đang phải đối mặt ở ASEAN."

Tương tự, Tổ chức Công nghiệp Thực phẩm Châu Á và Liên minh Thực phẩm và Đồ uống ASEAN - đại diện cho các doanh nghiệp trong khu vực, đã đưa ra cảnh báo về tình trạng thiếu hụt xuất phát từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng và bảo hộ thương mại toàn cầu.

Giám đốc điều hành của Food Industry Asia nhận định: "Đóng cửa biên giới và các khâu kiểm tra được tiến hành kỹ lưỡng hơn trong quá trình kiểm tra chắc chắn đã dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi giá trị thực phẩm - từ tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô, đến sản xuất hàng hóa và vận chuyển thành phẩm".

Trong khi đó, ông Abdul Halim Saim - chủ tịch của Liên minh Thực phẩm và Đồ uống ASEAN, kêu gọi các chính phủ không thiết lập thêm các rào cản. "Bây giờ không phải là lúc để các quốc gia phá vỡ dòng chảy của chuỗi thực phẩm, vì điều này sẽ chỉ đào sâu thêm sự chia cách giữa các quốc gia, đồng thời kích động sự hoảng loạn của người dân", ông Saim nói, "thay vào đó, Chính phủ và ngành công nghiệp thực phẩm cần phải kết hợp với nhau để đảm bảo chuỗi cung ứng thực phẩm vẫn ổn định.”

Một nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản ở Myanmar: FwC nhận định rằng quốc gia này có thể sẽ giảm hạn ngạch xuất khẩu lương thực phẩm.

Một nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản ở Myanmar. Fitch Solution nhận định rằng quốc gia này có thể sẽ giảm hạn ngạch xuất khẩu lương thực phẩm.

Trang phân tích vĩ mô Fitch Solutions cảnh báo rằng chủ nghĩa bảo hộ thực phẩm trên diện rộng sẽ khiến lạm phát giá lương thực, nhất là đối với những hàng hóa chủ lực. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đối với những thị trường vốn phụ thuộc phần lớn vào nguồn lương thực nhập.

Trong số các quốc gia sản xuất ngũ cốc lớn của thế giới, theo Fitch thì Ấn Độ và Myanmar là hai quốc gia khác có thể giảm hạn ngạch xuất khẩu lương thực trong thời gian tới. "Như chính phủ Myanmar đã tuyên bố rằng họ sẽ sửa đổi hạn ngạch xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, hạn ngạch xuất khẩu ở Myanmar có thể sẽ giảm trong những tuần tới", báo cáo của FwC cho biết.

Những nhà xuất nhập khẩu trong lĩnh vực thực phẩm nhìn thấy nguy cơ của một vòng luẩn quẩn. Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Châu Á của Công ty bao bì thực phẩm Seals Air – ông Onat Bayraktar cho biết: "Bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ lao động đến hậu cần và vận chuyển, rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của công ty, cũng như tới các nhà cung cấp của chúng tôi".

Ông Bayraktar cho biết thêm rằng công ty của ông đang làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo các sản phẩm dễ hỏng vẫn có thể đến tay người tiêu dùng trong tình trạng tốt, mặc dù điều này có thể làm gia tăng thêm những chi phí hậu cần.