“Làm tới đi” trong cuộc Cách mạng 4.0

Bên cạnh những ủng hộ tích cực cho 4.0 cũng có những quan ngại khi cho rằng đó chỉ là phong trào tại Việt Nam như những xu hướng khác trong quá khứ.

p/Đại học Tôn Đức Thắng đã đầu tư hệ thống siêu máy tính 2 triệu đô để thực hiện nghiên cứu khoa học.

Đại học Tôn Đức Thắng đã đầu tư hệ thống siêu máy tính 2 triệu USD để thực hiện nghiên cứu khoa học.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong những người đầu tiên nhận thức tầm quan trọng của 4.0 và thúc đẩy nó rất quyết liệt trong thời gian qua.

Thủ tướng quyết liệt

Quyết liệt và quyết đoán chính là những tâm thế quan trọng nếu như chúng ta muốn áp dụng thành công các công nghệ 4.0. Trong vai trò người điều hành cao nhất chính phủ, ông đã làm rất tốt và hiệu quả thúc đẩy nhận thức , thay đổi suy nghĩ của tất cả các lãnh đạo từ tư nhân tới nhà nước, từ trung ương tới địa phương và trong tất cả các ngành lĩnh vực. Thủ tướng đã tổ chức và kết nối các đối tác cũng như các nhà khoa học Việt Nam trong những ngày gần đây để thúc đẩy nhanh hơn nữa triển khai các công nghệ 4.0 khi ông là người rất hiểu 4.0 quyết định sự thành công của dân tộc chúng ta trong thập kỷ tới.

  Thủ tướng đã đóng tròn vai là người truyền cảm hứng, tạo môi trường, vấn đề là chúng ta và “hạt nhân doanh nghiệp” có thể là những người kiến tạo  trong cuộc cách mạng 4.0 hay không?

Lý do quan trọng của các hoạt động nói trên chính là sự phân cực của cuộc cách mạng 4.0. Khác với những công nghệ trong quá khứ, cuộc cách mạng 4.0 sẽ phân cực thế giới ra những cá nhân tổ chức dẫn dắt cuộc chơi như Facebook, Google... và nhóm còn lại số đông là những người tiêu dùng. Dân tộc Việt Nam chúng ta có chấp nhận đi vào cuộc cách mạng 4.0 với vai trò là những khách hàng tiêu dùng hay là những người kiến tạo chí ít tại sân chơi Việt Nam của chúng ta? Chính mỗi cá nhân và tổ chức sẽ chịu trách nhiệm chính triển khai công nghệ 4.0 tại mỗi công ty, mỗi lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của Việt Nam chúng ta.

Doanh nghiệp quyết tâm

Các doanh nghiệp lớn nên học tập Vingroup trong thời gian ngắn nhất đã triển khai Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn và quỹ phát triển khoa học công nghệ 1.000 tỷ đồng.

Tại Việt Nam có khoảng 20 tập đoàn lớn có thể triển khai ngay được các chương trình 4.0 cho chính họ như Vingroup, tuy nhiên tốc độ, cam kết và máu lửa chính là những trở ngại quan trọng của chúng ta. Các trường đại học, viện nghiên cứu cần mở rộng hợp tác kết hợp giữa các trường và các doanh nghiệp với nhau thúc đẩy nghiên cứu.

Một ví dụ điển hình đó là đại học Tôn Đức Thắng đã đầu tư hệ thống siêu máy tính 2 triệu USD từ năm 2017 để thực hiện nghiên cứu khoa học. Từ những đầu tư này, nhà trường đã có rất nhiều nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao trong khoa học máy tính và dữ liệu. Các doanh nghiệp nhỏ cần lấy gương các bạn Startup trẻ tuổi tại TP HCM và Hà Nội trong cuộc cách mạng 4.0.

Tại Hà Nội bên cạnh những ứng dụng như Grab cũng có các ứng dụng Việt thầm lặng kiên trì kiến tạo sân chơi cho doan nghiệp Việt như ứng dụng Rada kết nối người tiêu dùng và các dịch vụ sửa chữa hoặc đáp ứng các yêu cầu tại nhà.

Tại TP HCM, các bạn startup đang ngày đêm vật lộn đưa ra những sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ 4.0 với những nguồn lực rất ít ỏi nhưng họ đã có những thành công bước đầu với các giải pháp IoT, các hệ thống tự động.

Rõ ràng, trở ngại cho cuộc cách mạng 4.0 chính là bản thân mỗi cá nhân, mỗi tổ chức có dũng cảm đương đầu với thách thức hay không? Thủ tướng đã đóng tròn vai là người truyền cảm hứng, thúc đẩy nhận thức và tạo môi trường cho tất cả chúng ta cùng chiến đấu, vấn đề là chúng ta và “hạt nhân doanh nghiệp” có thể là những người kiến tạo thay vì tiêu dùng trong cuộc cách mạng 4.0 hay không? Câu nói của tổng thống Mỹ Kenedy JFK rất phù hợp cho bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 “Đừng hỏi Tổ quốc làm gì cho các bạn, hãy hỏi các bạn làm gì cho tổ quốc hay chưa”.

Zalo: 0983 088 626