Tràn ngập hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Công cụ để quản lý các giao dịch thương mại điện tử còn lỏng lẻo, chế tài xử phạt vi phạm chưa kịp thời... vì vậy, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu... đang được chào bán công khai trên các website.

Nếu bán hàng lậu, hàng nhái, hàng giả ở cửa hàng lực lượng quản lý thị trường đến kiểm tra có thể xử lý vi phạm ngay, nhưng thương mại điện tử đang trở thành kênh tiêu thụ hàng giả, hàng gian rất hiệu quả.

Nếu bán hàng lậu, hàng nhái, hàng giả ở cửa hàng lực lượng quản lý thị trường đến kiểm tra có thể xử lý vi phạm ngay, nhưng thương mại điện tử đang trở thành kênh tiêu thụ hàng giả, hàng gian rất hiệu quả.

Theo bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó chánh Thanh tra, Bộ Khoa học và Công nghệ thì, số lượng các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử tăng lên đáng kể. Từ đầu năm tới nay, trong tổng số đơn nhận được của Bộ thì có tới 60% số đơn liên quan tới thương mại điện tử.

Nghịch lý phát triển thương mại điện tử

Tuy không nêu tên chính xác sàn giao dịch thương mại điện tử nào nhưng bà Quỳnh cảnh báo, tại một số sàn của doanh nghiệp lớn vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Nếu thử gõ tìm kiếm nhãn hiệu Gucci trên google người tiêu dùng sẽ thấy hàng loạt các website bán hàng Gucci, thậm chí Gucci super fake, Gucci Fake xịn, Gucci fake 1-4 với các giá khác nhau. Là ví dụ rõ rệt về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, giả mạo nhãn hiệu được kinh doanh trên môi trường internet. Hay sản phẩm bút Montblance, Patek Philippe... cũng tràn lan với số tiền chỉ 1,4 -2 triệu đồng.

Mặt trái của thương mại điện tử bây giờ rất rõ, nhưng theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, trong 2 năm trở lại đây khi sự bùng nổ của internet, thiết bị di động đã thu hút đông đảo doanh nghiệp, cá nhân tham gia thương mại. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia giao dịch thương mại điện tử, bởi vậy số lượng rất lớn, nằm rải rác trên khắp cả nước chính điểm này gây nên sự khó khăn trong công tác chống gian lận thương mại.

vi phạm Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, bán hàng qua website, qua sàn không thông báo, không đăng ký là những vi phạm phổ biến.

Vi phạm Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, bán hàng qua website, qua sàn không thông báo, không đăng ký là những vi phạm phổ biến.

Nếu bán hàng lậu, hàng nhái, hàng giả ở cửa hàng lực lượng quản lý thị trường đến kiểm tra có thể xử lý vi phạm ngay, nhưng thương mại điện tử đang trở thành kênh tiêu thụ hàng giả, hàng gian rất hiệu quả. Tình hình này trên mạng diễn ra rất công khai qua các website bán hàng trên mạng, qua các trang thương mại điện tử, đặc biệt qua nền tảng mạng xã hội... Thậm chí hàng cấm cũng được bán trên mạng, ảnh hưởng tới lòng tin của xã hội của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng rất lo sợ không dám mua hàng trên mạng, không biết tin vào website nào. Thực tế hiện nay, ông Linh cho răng, chống gian lận thương mại ở bên ngoài là thế giới thực còn đang rất vất vả, song chống hàng giả ở trên mạng còn vất vả hơn. Năm 2018, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra xử phạt gần 350 vụ, số tiền xử phạt hơn 7 tỷ đồng. Ở Hà Nội, xử phạt gần nửa tỷ đồng. Việc vi phạm Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, bán hàng qua website, qua sàn không thông báo, không đăng ký là những vi phạm phổ biến.

 
Zalo: 0983 088 626