Đây là một trong những hạn chế đã được chỉ ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc và triển lãm quốc gia với chủ đề: “Tổng kế 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” được tổ chức hôm nay (27/11), tại Hà Nội.
Cơ chế, chính sách nhiều nhưng đồng bộ
Theo đó, còn có tình trạng một số địa phương chạy theo phong trào nên thiếu thực chất. Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thuỷ lợi, điện còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn, công nghiệp và dịch vụ, văn hoá, xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng miền núi.
Ông Cao Đức Phát – Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế trung ương, Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Tổng kế Nghị quyết TW 7, khoá X đã chỉ ra, “Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thiếu ổn định. Nhiều năm tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn mục tiêu 3,5%-4% như Nghị quyết đề ra”.
“Bên cạnh đó, nông nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào nông hộ nhỏ thiếu liên kết, dễ tổn thương trước biến động của môi trường và thiên tai, dịch bệnh. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản chưa cao. Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm chậm được khắc phục”, ông Cao Đức Phát, cho biết thêm.
Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, để lý giải cho những hạn chế vừa nêu, trong đó phải kể đến nguyên nhân, thiếu nguồn vốn thực hiện.
Cụ thể, nguồn vốn cho thực hiện các nhiệm vụ trong Nghị quyết số 24/ 2008/ NQ-CP dựa nhiều vào Ngân sách nhà nước, tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, mức huy động từ các nguồn khác còn thấp. Bên cạnh đó là chưa thực hiện chủ trương 5 năm sau tăng gấp 2 lần đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn so với 5 năm trước. Đầu tư xã hội cho nông lâm thuỷ sản chỉ chiếm 6% tổng đầu tư của xã hội và có xu hướng giảm. Khả năng tiếp cận vốn vay từ các nguồn chính thức còn thấp so với yêu cầu, nhiều nơi nông dân phải dử dụng tín dụng “đen”.
Ngoài ra, còn phải kể đến các cơ chế chính sách cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân chưa phát huy được hiệu quả. Cụ thể, cơ chế chinh sách ban hành nhiều, tuy nhiên chủ yếu ngắn hạn và chưa đồng bộ. Chưa kể, “một số cơ chế chính sách chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mang nặng tính bao cấp, xin cho nên hầu như không không vào cuộc sống. Tổ chức triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật chưa tốt, thiếu nguồn lực để thực hiện”, ông Cao Đức Phát cho biết thêm.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong bối cảnh mới, nền kinh tế thế giới đang có xu hướng phục hồi, tuy vậy trong trung hạn có nhiều rủi ro, thách thức. Mặc dù chủ nghĩa bảo hộ trội dậy ở nhiều nơi, tuy nhiên toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn là xu hướng chủ đạo. Khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh hoạch tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng với cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều thay đổi trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Biến đổi khó hậu có xu hướng diễn biến nhanh hơn và tác động ngày càng mạnh mẽ. Đảo bảo án ninh lương thực, an ninh nguồn nước vẫn là thách thức lớn đối với nhân loại. Dịch bệnh xuyên biên giới có xu hướng gia tăng.
Đề xuất một trong những giải phám nhằm huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng thời chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, ông Cao Đức Phát đã đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong đó, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật. Đồng thời đảm bảo tính khả thi, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách được ban hành.
Theo đó, hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng quản lý chặt chẽ, bảo về và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của nông dân. Tạo điều kiện ho nông dân sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp, bao gòm cả đất tròng lúa để đạt thu nhập cap hơn.
Ngoài ra, cũng cần tận dụng cơ hội của việc tham gia các hiệp định FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, tổ chức lại thị trường trong nước phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước.
Đồng thời, rà soát điều chỉnh chính sách thuế theo hướng ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho nông dân, tăng nguồn thu cho ngân sách cấp xã, huyện.
Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận cho nông dân và doanh nghiệp nông thôn, trở thành kênh đầu tư chính cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra, tiếp tục đổi mới và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông thôn, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt dẫn dắt.