S2 – Sắp xếp
Sắp xếp là bố trí các đồ dùng cần thiết đúng vị trí, theo trật tự và dễ dàng tiếp cận khi cần.
Các hành động:
1. Đầu tiên, phải đảm bảo các đồ dùng không cần thiết được loại bỏ khỏi khu vực làm việc
2. Xem xét dòng sản xuất để quyết định đồ vật nào nên đặt ở đâu là hợp lý, tránh di chuyển quãng đường xa, tránh việc cúi, kiễng hay vặn người nhiều khi làm việc
3. Chụp các bức ảnh trước khi sắp xếp ở những khu vực cần thiết
4. Trao đổi với đồng nghiệp về việc nên đặt đồ dùng vật dụng ở đâu để đem lại hiệu quả công việc
5. Xem xét tần suất sử dụng các đồ dùng. Các đồ dùng được sử dụng thường xuyên nên được đặt gần vị trí làm việc
6. Người lao động cần trả lời các câu hỏi sau:
• Tôi cần đồ vật gì để thực hiện công việc của mình?
• Tôi nên để đồ vật này ở đâu?
• Tôi cần với số lượng bao nhiêu?
7. Lập kế hoạch dựa trên các nguyên tắc và đặt đồ vật tại vị trí tương ứng
8. Sử dụng câu hỏi 5Why (hỏi 5 lần câu hỏi Tại sao) để quyết định nơi để các đồ vật
9. Đặt các đồ vật cần thiết ở vị trí có thể truy xuất trong 30 đến 60 giây với số bước tối thiểu
10. Đảm bảo thông báo cho tất cả mọi người tại nơi làm việc về vị trí của các đồ dùng.
11. Thực hiện một danh mục gồm tên đồ dùng, vị trí để. Sau đó treo lên các tủ.
12. Dán nhãn mỗi tủ/ngăn kéo để hiển thị loại đồ dùng vật dụng được lưu trữ bên trong.
13. Phác thảo vị trí trang thiết bị, vật tư, khu vực chung và khu vực an toàn với việc sơn kẻ line trong nhà máy:
• Các đường phân cách xác định các lối đi và các khu vực làm việc.
• Các vạch đánh dấu hiển thị vị trí của thiết bị.
• Các vạch phạm vi cho biết phạm vi hoạt động của cửa ra vào hoặc thiết bị.
• Các đường giới hạn hiển thị giới hạn chiều cao liên quan đến các vật phẩm được lưu trữ tại nơi làm việc.
• Các đường gạch chéo chú ý đến các nguy cơ về an toàn.
• Mũi tên hiển thị hướng.
14. Các đồ vật đều có nhãn định danh
15. Chụp các bức ảnh sau sắp xếp
16. Quản lý hoặc người được ủy quyền tại tổ chức đánh giá việc sắp xếp
S3- Sạch sẽ
Sạch sẽ bao gồm làm sạch tất cả mọi thứ, duy trì làm sạch hàng ngày, liên tục làm sạch để kiểm tra phát hiện sai lỗi tại nơi làm việc và kiểm tra máy móc thiết bị.
Các hành động:
1. Chụp ảnh trước khi làm sạch
2. Thực hiện sạch sẽ như một hoạt động hàng ngày và như một phần của hoạt động kiểm tra. Làm sạch nơi làm việc trước khi bắt đầu công việc và trước khi kết thúc công việc
3. Dành 10 đến 15 phút cho hoạt động làm sạch hàng ngày
4. Làm sạch trực tiếp giúp kiểm tra từng bộ phận, từng khu vực. Do đó, làm sạch trực tiếp nên được quy định là thói quen công việc hàng ngày.
5. Tìm cách ngăn ngừa bụi bẩn và ô nhiễm
6. Làm sạch trong và ngoài nhà máy hàng ngày
7. Xác định và gắn thẻ mọi đồ dùng gây ra ô nhiễm
8. Sử dụng phương pháp 5 Why và phương pháp nguyên nhân – tác động để tìm các nguyên nhân gốc rễ của ô nhiễm/làm bẩn và có các hành động khắc phục, phòng ngừa phù hợp
9. Ghi chép lại tất cả các địa điểm/khu vực cần được cải thiện.
10. Biểu kiểm tra người thực hiện 5S nên được duy trì hàng ngày.
11. Xây dựng kế hoạch, biểu đồ hoạt động và phân công trách nhiệm.
12. Chụp ảnh sau khi làm sạch
13. Bên cạnh 10 đến 15 phút làm sạch hàng ngày, người thực hiện/người vận hành nên có thời gian làm 5S hàng tuần hoặc ngày làm 5S trong tháng
14. Quản lý, người được ủy quyền đánh giá việc thực hiện
Xem phần 1- Sàng lọc tại đây
Nguồn: isixsigma.com
Văn phòng NSCL biên dịch