Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm

Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để bảo vệ cây trồng chống lại các loại côn trùng, cỏ dại, nấm và động vật gây hại khác; có khả năng gây độc cho con người và có thể gây ảnh hưởng sức khỏe cấp tính và mãn tính, ...

WHO và FAO đã phát triển Bộ Quy tắc ứng xử quốc tế về quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Tái bản gần đây nhất đã được xuất bản năm 2014. Nó hướng dẫn các nhà quản lý chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội nhân sự và các bên liên quan khác về phương pháp tốt nhất để quản lý thuốc bảo vệ thực vật trong suốt chu trình tồn tại của chúng – từ khâu sản xuất đến khâu buôn bán.

 

Thông tin chính

  • Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để bảo vệ cây trồng chống lại các loại côn trùng, cỏ dại, nấm và động vật gây hại khác.
  • Thuốc bảo vệ thực vật có khả năng gây độc cho con người và có thể gây ảnh hưởng sức khỏe cấp tính và mãn tính, phụ thuộc vào liều lượng và con đường mà con người phơi nhiễm.
  • Một số loại thuốc bảo vệ thực vật lâu đời, có giá thành rẻ hơn có thể tồn tại nhiều năm trong đất và nước. Các hóa chất này bị cấm sử dụng trong nông nghiệp ở các nước phát triển, nhưng chúng vẫn được sử dụng ở nhiều nước đang phát triển.
  • Những người phải đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng nhất khi phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật là những người tiếp xúc với chúng trong công việc, trong nhà hoặc sân vườn của họ.
  • Thuốc bảo vệ thực vật đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thực phẩm. Chúng bảo vệ hoặc làm tăng năng suất và sản lượng mỗi năm một loại cây trồng được trồng trên cùng một vùng đất. Điều này đặc biệt quan trọng với các nước phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực.
  • Để bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm tránh khỏi các tác động xấu của thuốc bảo vệ thực vật, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem xét bằng chứng và phát triển giới hạn dư lượng tối đa được chấp nhận trên phạm vi quốc tế.

Có hơn 1000 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên toàn thế giới để đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng hay phá hoại bởi các loài động vật gây hại. Mỗi loại thuốc bảo vệ thực đều có tính chất và độc tính khác nhau.

Nhiều loại thuốc bảo vệ thực phẩm lâu đời, có giá thành rẻ hơn (không có bằng sáng chế) như dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) và lindane (hay còn gọi là hexancloran, có công thức phân từ là C6H6Cl6), có thể tồn tại nhiều năm trong đất và nước. Các hóa chất này bị cấm bởi các quốc gia ký Công ước Stockholm năm 2001 – một hiệp ước quốc tế nhằm mục đích loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững.

Độc tính của thuốc bảo vệ thực vật phụ thuộc vào công dụng của nó và các yếu tố khác. Ví dụ như, thuốc trừ sâu có xu hướng độc hại hơn cho con người so với thuốc diệt cỏ. Hóa chất tương tự nhau có thể có tác động khác nhau ở liều lượng khác nhau (một người bị phơi nhiễm với bao nhiêu hóa chất). Nó cũng có thể phụ thuộc vào con đường phơi nhiễm (như nuốt, hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da).

Không phải tất cả thuốc bảo vệ thực vật đều được phép sử dụng trong thực phẩm trong thương mại quốc tế ngày nay là gây tổn thương di truyền (phá hủy DNA, có thể gây đột biến hoặc ung thư). Tác động tiêu cực từ các loại thuốc bảo vệ thực vật này chỉ xảy ra trên mức phơi nhiễm an toàn. Khi con người tiếp xúc với lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, điều này có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc tác động đến sức khỏe lâu dài, bao gồm ung thư và tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.

Phạm vi của vấn đề

Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc hàng đầu, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Vì chúng thực sự độc hại và lan truyền vào môi trường, việc sản xuất, phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đòi hỏi phải có quy định và kiểm soát chặt chẽ. Việc giám sát thường xuyên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm và môi trường cũng là bắt buộc.

Tổ chức Y tế Thế giới có hai mục tiêu liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật:

  • cấm thuốc bảo vệ thực vật độc hại nhất cho con người, cũng như thuốc bảo vệ thực vật tồn tại thời gian lâu nhất trong môi trường.
  • bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách thiết lập giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm và nước.

Ai có nguy cơ?

Những người có nguy cơ cao nhất là những người bị phơi nhiễm trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm những người làm nông nghiệp có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, và những người khác nằm trong khu vực trong và sau khi thuốc bảo vệ thực vật lan tỏa ra.

Dân số chung – những người không nằm trong khu vực mà thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng – bị phơi nhiễm với lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn đáng kể thông qua thực phẩm và nước.

Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát

Không ai nên tiếp xúc với lượng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn.

Những người phun thuốc bảo vệ thực vật lên cây trồng, trong nhà hoặc sân vườn nên được trang bị bảo hộ lao động một cách thích hợp. Những người không liên quan trực tiếp đến việc phun thuốc bảo vệ thực vật nên ở cách xa khu vực trong và ngay sau khi thuốc lan tỏa ra.

Thực phẩm được bán hoặc biếu tặng (chẳng hạn như viện trợ lương thực) nên tuân thủ các quy định về thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là giới hạn dư lượng tối đa. Những người tự trồng thực phẩm, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện theo hướng dẫn sử dụng và bảo vệ bản thân họ bằng cách đeo găng tay và khẩu trang khi cần thiết.

Những người tiêu dùng có thể tiếp tục hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách gọt vỏ hoặc rửa sạch trái cây và rau củ, việc này còn làm giảm các mối nguy bệnh truyền qua thực phẩm khác, chẳng hạn như vi khuẩn có hại.

Tác động toàn cầu

Phòng Dân số Liên hiệp quốc ước tính rằng, cho đến năm 2050, sẽ có 9,7 tỷ người trên trái đất – cao hơn khoảng 30% số người so với năm 2017. Hầu hết sự gia tăng dân số này sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển.

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) ước tính rằng, ở các nước đang phát triển, 80% sự gia tăng cần thiết về sản lượng lương thực tăng theo tốc độ gia tăng dân số được dự đoán đến từ sự gia tăng sản lượng và số vụ mỗi năm có thể được trồng trên một vùng đất. Chỉ 20% sản lượng lương thực mới được mong đợi đến từ việc mở rộng diện tích đất canh tác.

Thuốc bảo vệ thực vật có thể ngăn chặn việc mất mùa lớn và do đó sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, tác động lên con người và môi trường tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật tiếp tục là mối quan ngại.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất thực phẩm, kể cả cung cấp cho người dân địa phương và để xuất khuẩn, phải tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt bất kể tình hình kinh tế của quốc gia. Những người nông dân nên hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở mức cần thiết tối thiểu để bảo vệ mùa màng của họ.

Cũng có thể, trong một số trường hợp, để sản xuất thực phẩm mà không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Khuyến nghị của WHO

WHO, phối hợp với FAO, chịu trách nhiệm đánh giá các nguy cơ của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người – cả qua phơi nhiễm trực tiếp, và qua tồn dư trong thực phẩm – và đề xuất biện pháp bảo vệ thích hợp.

Đánh giá nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia khoa học quốc tế, độc lập, cuộc họp chung của FAO/ WHO về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (JMPR). Những đánh giá này được dựa vào tất cả dữ liệu đăng ký quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật trên toàn thế giới cũng như các nghiên cứu khoa học công bố trên các tạp chí được thẩm định. Sau khi đánh giá mức độ rủi ro, JMR thiết lập giới hạn lượng tiêu thụ an toàn để đảm bảo rằng lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật mà con người phơi nhiễm thông qua việc tiêu thụ thực phẩm trong suốt cuộc đời của họ sẽ không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Liều lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được sử dụng bởi chính phủ và nhà quản lý nguy cơ quốc tế, như Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) (cơ quan liên bang thiết lập các tiêu chuẩn về thực phẩm), để thiết lập mức giới hạn tối đa cho phép (MLRs) đối với thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Tiêu chuẩn Codex là tài liệu tham khảo cho thương mại quốc tế trong lĩnh vực thực phẩm, vì thế người tiêu dùng ở mọi nơi có thể tự tin rằng thực phẩm mà họ mua đáp ứng các tiêu chuẩn đã được nhất trí về sự an toàn và chất lượng, bất kể nó được sản xuất ở đâu. Hiện nay, tiêu chuẩn Codex có hơn 100 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau.

WHO và FAO đã phát triển Bộ Quy tắc ứng xử quốc tế về quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Tái bản gần đây nhất đã được xuất bản năm 2014. Nó hướng dẫn các nhà quản lý chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội nhân sự và các bên liên quan khác về phương pháp tốt nhất để quản lý thuốc bảo vệ thực vật trong suốt chu trình tồn tại của chúng – từ khâu sản xuất đến khâu buôn bán.

Theo Viện Y tế công cộng TP.HCM

Zalo: 0983 088 626