PHỤ GIA THỰC PHẨM, CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

[Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm]

I/ LUẬT ATTP số 55/2010 _ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM

Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới là phụ gia thực phẩm có chứa từ hai (02) chất phụ gia trở lên và có công dụng khác với công dụng đã được quy định cho từng loại phụ gia đó.

Lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) là lượng ăn vào hằng ngày của một phụ gia thực phẩm trong suốt cuộc đời mà không có nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe con người, được tính theo đơn vị mg/kg thể trọng.

Mức sử dụng tối đa (ML) là lượng phụ gia thực phẩm sử dụng ở mức tối đa được xác định là có hiệu quả theo chức năng sử dụng đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; thường được biểu thị theo miligam phụ gia/kilogam thực phẩm hoặc miligam phụ gia/lít thực phẩm.

Điều 5. Những hành vi bị cấm  

Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm  

1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

2. Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.

3. Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

4. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

Điều 44. Ghi nhãn thực phẩm  

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.

2. Đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Đối với thực phẩm chức năng phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh;

b) Đối với phụ gia thực phẩm phải ghi cụm từ “phụ gia thực phẩm” và các thông tin về phạm vi, liều lượng, cách sử dụng;

II/ NGHỊ ĐỊNH 115/2018/NĐ-CP _ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ATTP

Điều 2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

b) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;

c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

d) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;

đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;

Điều 5. Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;

c) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

b) Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

III/ THÔNG TƯ SỐ 24/2019/TT-BYT _ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM …

STT

INS

Tên phụ gia

Chức năng

Tiếng Việt

Tiếng Anh

1.

100(i)

Curcumin

Curcumin

Phẩm màu

2.

100(ii)

Turmeric

Turmeric

Phẩm màu

3.

101(i)

Riboflavin, tổng hợp

Riboflavin, synthetic

Phẩm màu

4.

101(ii)

Natri Riboflavin 5'-phosphat

Riboflavin 5'- phosphate sodium

Phẩm màu

5.

101(iii)

Riboflavin từ Bacillus subtilis

Riboflavin from Bacillus subtilis

Phẩm màu

58.

200

Acid sorbic

Sorbic acid

Chất bảo quản

59.

201

Natri sorbat

Sodium sorbate

Chất bảo quản

60.

202

Kali sorbat

Potassium sorbate

Chất bảo quản

61.

203

Calci sorbat

Calcium sorbate

Chất bảo quản

62.

210

Acid benzoic

Benzoic acid

Chất bảo quản

68.

220

Sulfua dioxyd

Sulfur dioxide

Chất bảo quản, chất chống oxi hóa, chất tẩy màu, chất xử lý bột

69.

221

Natri sulfit

Sodium sulfite

Chất bảo quản, chất chống oxi hóa, chất xử lý bột, chất tẩy màu

70.

222

Natri hydro sulfit

Sodium hydrogen sulfite

Chất bảo quản, chất chống oxi hóa

71.

223

Natri metabisulfit

Sodium metabisulfite

Chất bảo quản, chất chống oxi hóa, chất tẩy màu, chất xử lý bột

72.

224

Kali metabisulfit

Potassium metabisulfite

Chất bảo quản, chất chống oxi hóa, chất tẩy màu, chất xử lý bột

 

[trích Thông tư 24/2019/TT-BYT]

Loại thực phẩm nào _ Sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến nào _ Hàm lượng bao nhiêu trong một đơn vị sản phẩm _ Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được, …

Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm lưu tâm thực hiện để phòng ngừa RỦI RO PHÁP LÝ và AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG, ĐẢM BẢO UY TÍN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ, DN!

===> Chi tiết xem tại file đính kèm /uploads/files/TT%2024_2019%20BYT%20Phu%20gia%20thuc%20pham.pdf

Ngoài ra, yêu cầu kỹ thuật của mỗi loại phụ gia / nhóm phụ gia được quy định chi tiết tại các QCVN tương ứng.

P/S: CÁC BẠN QUAN TÂM HỌC LỚP "NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM" TIẾP TỤC ĐĂNG KÝ NHÉ ! LỚP MỞ THƯỜNG XUYÊN HÀNG THÁNG!
Chương trình học, xem tại: http://ibtc.com.vn/dao-tao/gioi-thieu-dao-tao/khoa-hoc-nghiep-vu-quan-ly-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-chat-luong-nhat-hot-nhat-hien-nay-1236.html

Liên hệ: Điện thoại&Zalo: 0983 088 626 (thầy Toàn), 0911 041 949 (P.KD), Email: quantridoanhnghiepvn.dn@gmail.com! Thân ái!

Ban biên tập IBTC

Quý cơ sở, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn đào tạo, mời liên hệ:

• Công ty Đào tạo & Chuyển giao công nghệ Quản trị doanh nghiệp

• Số 03 Mỹ Đa Tây 6, P. Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

• Điện thoại, Zalo: 0983 088 626 ; E-mail: quantridoanhnghiepvn.dn@gmail.com

• Văn phòng M.Nam: Số 317/26/2 Đường Thống Nhất, P11, Q. Gò Vấp, TP.HCM

• Điện thoại, Zalo: 0911 787 630 ; E-mail:qtdn.kd01@gmail.com

https://www.facebook.com/daotaoquantridoanhnghiepibtc

Zalo: 0983 088 626