TÌM HIỂU VỀ THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE GMO

GMO = Genetically Modified Organism = Sinh vật (SV) Biến đổi Gen (BDG) = Sinh vật (SV) có DNA bị thay đổi một cách không tự nhiên (như giao phối hay thụ phấn tự nhiên).

GMO là gì?

GMO = Genetically Modified Organism = Sinh vật (SV) Biến đổi Gen (BDG) = Sinh vật (SV) có DNA bị thay đổi một cách không tự nhiên (như giao phối hay thụ phấn tự nhiên).

Công nghệ (CN) BDG này cho phép những gen riêng lẻ được chuyển từ SV này sang SV khác, cả giữa những loài không liên quan đến nhau.

Tên khác cho công nghệ (CN) BDG: modern biotechnology (CN hiện đại), gene technology (CN gen), recombinant DNA technology (CN tái tổ hợp DNA), genetic engineering (chế tạo gen).

Campbell-Kellogg-General-Mills-ready-for-Vermont-GMO-labeling-law_strict_xxl

Vì sao có GM Foods – Thực phẩm Biến đổi Gen (BDG)?

Chúng được phát triển và tiếp thị bởi có những điều “được coi như là” lợi ích tới Nhà SX hoặc Người tiêu dùng. Tức là:

– Sản phẩm rẻ;

– Nhiều ích lợi hơn (khả năng chịu đựng hay giá trị dinh dưỡng cao hơn).

Các CTy phát triển hạt giống BDG mong muốn Nhà sản xuất chấp nhận chúng, và tập trung vào những đổi mới để đem lại lợi ích trực tiếp cho Nông dân và Ngành Thực phẩm nói chung.

Ngoài những lý do của WHO đưa ra, những lý do dưới đây được đưa ra bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Quốc tế FAO:

– Giảm thiểu nguy cơ vụ mùa thất bát;

– Nhiều thức ăn có dinh dưỡng hơn: bằng cách cho thêm vào đoạn gen phụ trách dinh dưỡng, như cho vitamin A vào giống “Gạo Vàng”;

– Động vật sản xuất nhiều hơn: ví dụ như chèn thêm gen để sản xuất thêm sữa cho bò;

– Có nhiều thức ăn hơn trên 1 mảnh đất;

– Có thể làm giảm tác động của ngành công nghiệp SX & chế biến thực phẩm: GMOs cần ít thuốc trừ sâu hơn, ít chất hóa học độc hại hơn;

– Tái sử dụng vùng đất kém màu mỡ: Có thể có những giống cây chịu được hạn hán hay đất quá mặn. Qua đó cũng có thể làm đất đai màu mỡ trở lại;

– Thời hạn sử dụng dài hơn: thực phẩm BDG bị hỏng sau thời gian dài hơn bình thường;

– Nhiên liệu tự nhiên: được làm từ phần sinh vật không cần dùng tới bằng cách đốt hay ủ khí;

– Nghiên cứu bệnh tật qua mã gen;

– Tạo cây trồng có thể chứa vắc-xin, protein và các sản phẩm y dược khác. Quá trình này được gọi là “pharming” (kết hợp giữa “farming” – làm nông và “pharmacy” – y dược);

– Nhận diện được gen dị ứng và loại bỏ chúng.

Thực phẩm BDG được tạo ra như thế nào?

premarket-safety-assessment-of-gm-food-2013-4-638

Quy trình sản xuất GMO

Hạt giống BDG chống sâu hại được tạo ra bằng cách kết hợp mã gen dành cho sản xuất độc tố từ vi khuẩn Bt (Bacillus thuringiensis). Độc tố này hiện nay được sử dụng như thuốc diệt côn trùng thông thường, và nó an toàncho con người sử dụng. Những hạt này tạo ra độc tố như đã nói, và do đó sử dụng ít lượng thuốc trừ sâu hơn trong vài trường hợp cụ thể, như khi có quá nhiều sâu hại.

gmtomato

Quy trình tạo ra cà chua chống sâu hại. Nguồn: learn.genetics.utah.edu

Hạt giống BDG chống virus gây hại và chống cỏ dại cũng được tạo ra với phương pháp tương tự, chỉ là với mã gen khác.

Thực phẩm thông thường VS Thực phẩm BDG

what_is_gmo_oct_2015

Các phương pháp chọn lọc giống và lai tạo khác nhau.

– Thực phẩm thông thường = Các loại cây giống không biến đổi gen và vẫn sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ.

Trước CN BDG, nhiều loại sinh vật mới đã được tạo ra bằng nhiều phương pháp truyền thống khác và tính chất của sinh vật được biến đổi theo hướng tích cực, và cũng có lúc tiêu cực. Chính quyền địa phương đa số không thử nghiệm độ an toàn của những sản phẩm được tạo ra bởi những PP truyền thống này.

 Đối với TP BDG: Hầu hết các chính quyền địa phương đều yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt tác động của sinh vật và thực phẩm BDG đối với Sức khỏe con người & Môi trường.

Quy trình kiểm tra độ an toàn của TP BDG tập trung vào:

(a) Tác động trực tiếp lên sức khỏe (độc tố)

(b) khả năng gây ra phản ứng dị ứng

(c) những thành phần cụ thể có thể có tính dinh dưỡng hoặc độc tố

(d) độ ổn định của phần gen được đưa vào sinh vật

(e) ảnh hưởng dinh dưỡng liên quan đến việc BDG

(f) bất kỳ tác động không chủ đích nào có thể xảy ra từ việc kết hợp gen.

3 Vấn đề chính liên quan đến Sức khỏe con người

Eating-GMO-corn-on-the-cob-1-650x366

– Dị ứng:

FAO và WHO đã xem xét những hoạt động kiểm tra thực phẩm BDG. Cho tới nay, người ta chưa tìm ra bất kỳ tác động gây dị ứng nào liên quan đến TP BDG lưu thông trên thị trường.

– Di chuyển gen

Lo ngại: Gen từ TP BDG có thể chuyển sang tế bào cơ thể và gây ra tác động đến sức khỏe họ.

Điều này khá là có thể NẾU người phát triển GMOs sử dụng gen chống Kháng sinh khi tạo ra sinh vật BDG. Dù xác suất trao đổi gen rất nhỏ, WHO khuyến cáo với những người phát triển CN gen rằng không nên đưa gen chống kháng sinh vào công nghệ trao đổi gen.

– Lẫn hạt – Thụ phấn lẫn

Lo ngại: Gen từ cây BDG bay sang bên ruộng thông thường hoặc vào tự nhiên; và việc trồng hỗn hợp hạt giống thường với hạt giống BDG có thể gây ra tác động gián tiếp đến an toàn thực phẩm và an ninh lương thực. (Đọc thêm Chú thích 1)

Một vài trường hợp thực tế chỉ ra rằng trong thực phẩm cho con người đôi khi có lẫn một lượng nhỏ sản phẩm BDG từ ruộng dành cho gia súc hoặc dành cho công nghiệp.

Một vài quốc gia đã yêu cầu trồng tách biệt hẳn cây BDG và cây thông thường để hạn chế tối đa việc lẫn sản phẩm như trên.

Nói túm lại, Thực phẩm BDG có an toàn ko?

Genetic_Modified

Các loại cây BDG hiện nay ở Mỹ: Cỏ linh lăng (dùng trong thức ăn chăn nuôi) – Cây cải (để SX dầu ăn) – Ngô – Cotton – Đu Đủ – Đậu nành – Củ cải đường – Bì ngòi và Bí ngô mùa hè.

Từ năm 2015, Việt Nam đưa vào nuôi trồng, sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm từ Ngô và Đậu nành BDG,… Tuy nhiên, ngay từ trước khi có quyết định này của Bộ Nông nghiệp, vào năm 2010 ở Hồ Chí Minh, người ta đã phát hiện ra hơn 36% thực phẩm rau quả trên thị trường là BDG (đọc thêm Chú thích 2). Người bán và người tiêu dùng vào thời điểm đó không ai nhận thức được BDG là gì.

WHO có đưa ra công văn chính thức nói rằng:

Những loại thực phẩm BDG trên thị trường toàn cầu hiện nay đã vượt qua nhiều bài sát hạch về tiêu chuẩn an toàn, và không có khả năng mang lại điều gì bất lợi tới sức khỏe con người trong tương lai.

Tại những quốc gia có trồng và nhập thực phẩm BDG, chưa có trường hợp nào ghi nhận về tác động lên sức khỏe con người sau khi tiêu thụ thực phẩm BDG.

Chú thích 1 (Lập luận của Natural News): Outcrossing – Thụ phấn lẫn mang nguy cơ tiềm tang đến  an toàn thực phẩm và an ninh lương thực bởi:

– Các gen ngoại lai có thể lai chéo và gây ô nhiễm cho các loài khác, kết quả là lai tạo giữa cây trồng BDG với cây trồng không BDG. Điều này hoàn toàn có thể thay đổi toàn bộ hệ sinh thái nếu các cây lai này phát triển.

– Việc lẫn hạt cũng có thể có ảnh hưởng gián tiếp đến an toàn thực phẩm và an ninh thực phẩm vì các loài lai ô nhiễm đi vào chuỗi thức ăn. Trong một báo cáo tháng 9 năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới WHO tìm ra dấu vết của một giống ngô BDG chỉ được phép sử dụng làm thức ăn cho gia súc đã được tìm thấy trong các SP ngô dành cho người tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ.

Chú thích 2: Trong bài của VnExpress, Nguyên Phó viện trưởng Vệ sinh y tế công cộng TP HCM, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai cho biết quá trình biến đổi gen không chỉ do con người can thiệp mà đôi khi xảy ra một cách rất tự nhiên và không kiểm soát được. Đây là hiểu biết chưa đúng trọng tâm và có thể gây hiểu lầm của ông Mai khi mà WHO đã nói rõ rằng sinh vật BDG (GMO) mà ta đang bàn tới ở đây và ông được hỏi đến trong bài phỏng vấn, là những loại có mã gen bị thay đổi theo cách không tự nhiên. 

Nguồn dịch từ: WHO ; WHO ; Natural News ; FAO ; VnExpress ; Vietnamnet

Theo http://www.takyfood.com.vn/

Quý cơ sở, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn đào tạo, mời liên hệ:

• Công ty Đào tạo & Chuyển giao công nghệ Quản trị doanh nghiệp

• Số 03 Mỹ Đa Tây 6, P. Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

• Điện thoại, Zalo: 0983 088 626 ; E-mail: quantridoanhnghiepvn.dn@gmail.com

• Văn phòng M.Nam: Số 317/26/2 Đường Thống Nhất, P11, Q. Gò Vấp, TP.HCM

• Điện thoại, Zalo: 0911 787 630 ; E-mail:qtdn.kd01@gmail.com

https://www.facebook.com/daotaoquantridoanhnghiepibtc

Zalo: 0983 088 626