ĐÀO TẠO ĐGV NỘI BỘ ISO 9001:2015_BAI KIỂM TRA CUỐI KHÓA

ĐÀO TẠO ĐGV NỘI BỘ ISO 9001:2015_BAI KIỂM TRA CUỐI KHÓA

ĐÀO TẠO NHẬN THỨC QLCL & HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

ĐÀO TẠO NHẬN THỨC QLCL & HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

IBTC Đào tạo tại Doanh nghiệp

IBTC Đào tạo tại Doanh nghiệp

International Business Training Company

International Business Training Company

 

ĐÀO TẠO QUẢN LÝ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH ISO 14064

Đào tạo ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3

Khí nhà kính (greenhouse gas / GHG)

Thành phần thể khí của khí quyển, cả từ tự nhiên và do con người, hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt Trái đất, bầu khí quyển và các đám mây phát ra.

Khí nhà kính (KNK) bao gồm carbon dioxide (CO2), metan (CH4), dinitrogen oxide (N2O), nitrogen trifloride (NF3), sufua hexafloride (SF6) các hợp chất hydro florua carbon (HFCs), perflorua carbon (PFCs) và một số hợp chất khí khác.

Khí nhà kính làm cho trái đất ngày càng nóng lên

Khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thế giới đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn mọi thời điểm từng ghi nhận trong lịch sử.

Các nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng khí nhà kính và hiện tượng trái đất nóng lên

  • Sản xuất năng lượng
  • Sản xuất hàng hóa
  • Chặt phá rừng
  • Sử dụng phương tiện giao thông
  • Sản xuất lượng thực
  • Cấp điện cho các tòa nhà
  • Tiêu thụ quá mức

Điều này dẫn đến các tác động …

Tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên.

Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các sinh vật sống trên Trái Đất.

Cụ thể các tác động như

  • Nhiệt độ nóng lên
  • Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội
  • Khô hạn kéo dài
  • Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao
  • Các loài sinh vật biến mất
  • Thiếu thốn lương thực
  • Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ
  • Nghèo đói và di dân

 Các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia  

  1. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
  2. Nghị định thư Kyoto
  3. Cơ chế phát triển sạch
  4. Cơ chế NAMAs
  5. Ðóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)
  6. Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu

Cam kết của Việt Nam tại COP26

Tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) diễn ra ở Glasgow vào tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết rằng Việt Nam sẽ đạt Net Zero vào năm 2050.

Đây là một cam kết mạnh mẽ, thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc chung tay cùng cộng đồng quốc tế giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Net Zero là thuật ngữ mô tả trạng thái mà lượng khí nhà kính (GHG) được thải vào khí quyển bằng lượng khí GHG được loại bỏ. Nói cách khác, Net Zero có nghĩa là không có sự gia tăng tổng lượng khí nhà kính trong khí quyển.

Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia, công ty và tổ chức phải giảm thiểu lượng phát thải và đồng thời tăng cường các biện pháp hấp thụ và lưu giữ khí nhà kính, như trồng rừng, cải thiện hiệu suất năng lượng, và sử dụng công nghệ thu giữ và lưu giữ carbon (CCS).

Chính phủ, các bộ quản lý đã ban hành các văn bản quy định về kiểm kế, báo cáo và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

  • Nghị định 06/2022/NÐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn
  • Quyết định 13/2024/QÐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật), trước đó là QĐ 01/2022/QÐ-TTg
  • Quyết định số 2626/QĐ-BTNMT Công bố Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính của Bộ TNMT
  • Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải
  • Thông tư số 38/2023/TT-BCT Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương;
  • Thông tư số 19/2024/TT-BNNPTNT Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi;
  • Thông tư số 63/2024/TT-BGTVT Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính giao thông vận tải.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành các tiêu chuẩn về quản lý phát thải khí nhà kính

  • ISO 14064-1: Cung cấp hướng dẫn cho tổ chức thiết lập, vận hành và báo cáo hệ thống quản lý khí nhà kính. Bao gồm xác định ranh giới, lượng hóa, quản lý chất lượng dữ liệu, báo cáo và kiểm toán nội bộ phát thải khí nhà kính.
  • ISO 14064-2: Hướng dẫn xác định đường cơ sở, theo dõi, lượng hóa và báo cáo lượng phát thải khí nhà kính cho từng dự án nhằm giảm thiểu phát thải hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính.
  • ISO 14064-3: Xác định yêu cầu để xác minh các báo cáo liên quan đến khí nhà kính, bao gồm thống kê phát thải khí nhà kính, dự án khí nhà kính và phát thải trên từng đơn vị sản phẩm.
  • ISO 14065: Quy định yêu cầu cho các tổ chức thực hiện xác minh và phê duyệt báo cáo phát thải khí nhà kính, đảm bảo tính công bằng, năng lực và nhất quán.
  • ISO 14066: Nêu rõ yêu cầu năng lực cho các nhóm thực hiện xác minh và phê duyệt khí nhà kính.
  • ISO 14067: Cung cấp nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn để lượng hóa dấu chân carbon của sản phẩm trong suốt vòng đời.
  • ISO/TR 14069: Hỗ trợ người dùng áp dụng ISO 14064-1 hiệu quả, nâng cao tính minh bạch trong quản lý, định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính.

Công ty Đào tạo & Chuyển giao công nghệ Quản trị doanh nghiệp (IBTC) cung cấp các khóa đào tạo về Quản lý phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064

Quý cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, có nhu cầu, xin mời liên hệ:

  • Công ty TNHH Đào tạo và Chuyển giao công nghệ Quản trị doanh nghiệp
  • Số 03 Mỹ Đa Tây 6, P. Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, Việt Nam
  • Điện thoại, Zalo: 0983 088 626 (Hotline); E-mail: quantridoanhnghiepvn.dn@gmail.com
  • Văn phòng phía Nam: Số 317/26/2 Đường Thống Nhất, P11, Q. Gò Vấp, TP.HCM
  • Điện thoại, Zalo: 0911 787 630 ; E-mail:qtdn.kd01@gmail.com
  • Website: https://ibtc.com.vn

Rất mong nhận được sự quan tâm, hợp tác của Quý cơ quan.

Trân trọng!