Doanh nghiệp tự đánh giá trình độ khoa học, công nghệ và tổ chức sản xuất của mình để từ đó có giải pháp nâng cao trình độ khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và tổ chức sản xuất hợp lý. Bởi năng suất lao động tỷ lệ thuận trực tiếp với vốn của xã hội trên lao động. Nói cách khác, đầu tư xã hội trên một lao động tỉ lệ thuận với năng suất lao động. Điều này có thể hiểu rằng, một doanh nghiệp muốn tăng năng suất nhà máy thì phải đầu tư thiết bị có ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất.
Năng suất nhà máy phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất
Ví dụ như một doanh nghiệp sử dụng sức người để nâng hạ sản phẩm sẽ có hiệu quả thấp hơn so với doanh nghiệp có nhà xưởng công nghiệp trang bị cầu trục công nghệ cao, bổ trợ cho việc nâng hạ những hàng hóa trọng tải nặng.
Một mô nhà xưởng tiêu chuẩn tụt hậu sẽ không mang lại hiệu quả, năng suất lao động cao. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu để xác định được mô hình sản xuất phù hợp. Và mô hình đó phải phù hợp với cơ chế thị trường. Ngày nay, trong nông nghiệp, hộ sản xuất cá thể vẫn còn đa số. Điều đó khiến năng suất kinh tế không cao, mà phải chuyển sang mô hình tập thể, hợp tác xã.
Theo nhiều chuyên gia, để thúc đẩy năng suất nhà máy thì doanh nghiệp phải đồng bộ 3 khâu sản xuất. Cụ thể đó là thiết kế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Việc đồng bộ 3 khâu sản xuất mang đến cho doanh nghiệp sự phát triển nhanh và bền vững.
Đối với doanh nghiệp, khâu sản xuất và thiết kế sản xuất là nền tảng để hoạt động. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm vào đầu vào của sản phẩm mà không tìm được đầu ra, dù ý tưởng có tốt đến đâu, hiệu quả sản xuất cũng không đạt được. Việc ngưng trệ thị trường tiêu thụ cũng đưa doanh nghiệp đến con đường “chết yểu”. Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn phải lưu ý đến xây dựng và phát triển thương hiệu để duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng hơn nữa thị trường kinh doanh.
Doanh nghiệp cần tập trung các nguồn vốn nhằm tăng năng suất nhà máy
Đối với mỗi doanh nghiệp, tiềm lực vốn, tín dụng chính là yếu tố nền tảng cho sự phát triển. Việc nâng cao trình độ khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình SXKD của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố ngân sách của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được hay không. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung và huy động tối đa các nguồn lực tín dụng hiện có. Cộng thêm việc có chiến lược phân bổ cho phù hợp, phù hợp với định hướng phát triển. Việc này có tác động trực tiếp đến tăng năng suất và mở ra những hướng phát triển mới.
Nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp. Việc thực hiện phát triển lực lượng lao động chất lượng cao là vấn đề cốt yếu của doanh nghiệp. Bởi vì đây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Một doanh nghiệp nếu không có nguồn nhân lực chất lượng thì sự phát triển sẽ không được bền vững. Bởi thế, doanh nghiệp còn phải có những chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Những lớp huấn luyện chuyên sâu, chương trình học kỹ năng hay các hoạt động xã hội, tập thể … đều là những cách hay để đạt được mục tiêu này.
Có thể nói, nếu muốn tăng năng suất nhà máy thì phải đồng bộ các giải pháp hợp lý. Bỏ tiền thuê nhân viên giỏi hay bỏ vốn để xây nhà xưởng khu công nghiệp có cầu trục vẫn còn chưa đủ cho hiệu quả tối đa. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho doanh nghiệp của bạn những thông tin hữu ích.
Theo https://www.kizuna.vn/