5 nguyên tắc quản trị rủi ro tại doanh nghiệp hiệu quả

Rủi ro là một phần tất yếu của cuộc sống, kể cả trong kinh doanh cũng không ngoại lệ. Vì vậy, quản trị rủi ro doanh nghiệp cần phải là một chiến lược quan trọng, tương tự như các chiến lược kinh doanh hay nhân sự khác của doanh nghiệp.

Không hẳn tất cả các rủi ro đều mang ý nghĩa tiêu cực, có hại cho doanh nghiệp mà ngược lại, nếu có những dự phòng trước, doanh nghiệp dễ dàng biến rủi ro thành cơ hội kinh doanh. Bài viết này sẽ có một số lời khuyên đơn giản biến quản lý rủi ro thành cơ hội để đạt được thành công trong doanh nghiệp của bạn.

1. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?

Quản lý rủi ro có thể được định nghĩa là một quá trình cải tiến liên tục nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu tất cả các rủi ro có thể liên quan đến hoạt động tài sản của một doanh nghiệp. Quản trị rủi ro thường được thực hiện bởi những vị trí cấp cao của doanh nghiệp (có thể là giám đốc điều hành, chuyên gia tài chính, cố vấn nhân sự,…).

Có thể phân rủi ro thành 4 loại dựa vào yếu tố hoạt động kinh doanh là: rủi ro chiến lược, rủi ro tài chính, rủi ro tuân thủ.

2. Tại sao phải quản trị rủi ro tại doanh nghiệp?

Mục đích chính của quản trị rủi ro tại doanh nghiệp là xác định và thực hiện các chiến lược nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để đảm bảo sự liên tục trong kinh doanh. Quản trị rủi ro ro doanh nghiệp sẽ đem đến những lợi ích sau:

• Tăng khả năng dự đoán các sự kiện bất ngờ.
• Cải thiện việc ra quyết định.
• Tăng độ tin cậy của các báo cáo rủi ro.
• Củng cố niềm tin của các nhà đầu tư và khách hàng.
• Nhận dạng lỗ hổng hiệu quả.
• Định nghĩa các chiến lược ứng phó sự cố phù hợp hơn.

Ngược lại, những doanh nghiệp không có một chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả hoặc không có phương án dự phòng trong những trường hợp cực đoan nhất sẽ có nguy cơ phải chịu đựng những hậu quả vượt quá khả năng phản ứng của doanh nghiệp đó.

May mắn thay, không bao giờ là quá muộn để lập kế hoạch và áp dụng một phương pháp quản trị rủi ro tại doanh nghiệp.

3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tại doanh nghiệp

Thứ nhất: Dự đoán rủi ro có thể xảy đến

Một chiến lược quản trị rủi ro phù hợp có thể giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng dự đoán tương lai, hoặc phát hiện sớm sự xuất hiện các mối đe dọa đến sự phất triển của doanh nghiệp để đề ra phương án đối phó hiệu quả nhất.

Để có thể dự đoán được sự cố, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải có đầy đủ dữ liệu, báo cáo để có một bảng phân tích chi tiết nhất những rủi ro có thể xảy ra. Trước khi lập kế hoạch, bạn cần phải suy nghĩ không chỉ là tình hình hiện tại của công ty mà cả các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, ngay có khi tình huống đó dường như không thể xảy ra.

Như phần đầu bài viết có nói, rủi ro cũng có thể đại diện cho cơ hội nên nếu doanh nghiệp có khả năng dự đoán chúng thì có nghĩa là có thêm một cơ hội để đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp của bạn.

Thứ hai: Xác định thứ tự ưu tiên cho các loại rủi ro

Tất cả các yếu tố trong doanh nghiệp đều có thể được đánh giá để quy về mức độ rủi ro tương ứng. Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố đó đều hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.

Chính vì vậy, phương pháp thích hợp nhất là tập trung thời gian và nỗ lực vào việc xác định các chiến lược nhằm xác định các khu vực tiếp xúc nhiều nhất trong doanh nghiệp của bạn và chức năng của chúng là quan trọng nhất khi đảm bảo tính liên tục của việc cung cấp dịch vụ.

Thứ ba: Xác định vai trò của từng thành viên trong chiến lược quản trị rủi ro doanh nghiệp

Thiết lập vai trò và trách nhiệm phù hợp với khả năng của từng thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả. Chiến lược quản trị rủi ro không chỉ ảnh hưởng đến các quy trình của công ty mà còn cả văn hóa của công ty.

Tại sao? Bởi vì việc thực hiện một kế hoạch kiểm soát sẽ dễ dàng hơn nhiều khi mà tất cả các tác nhân tham gia đều bị thuyết phục về tầm quan trọng của các chiến lược nhằm đảo bảo sự thành công của doanh nghiệp. Mặt khác, điều quan trọng là không đánh giá thấp sự cần thiết phải xác định một nhóm quản trị rủi ro có liên quan đến sự lãnh đạo và kỹ năng của người quản lý.

Thứ tư: Tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro tại doanh nghiệp

Quản trị rủi ro đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp nên tất cả những người liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nên nhận thức được các biện pháp tại chỗ để bảo vệ doah nghiệp khỏi các sự kiện không lường trước được.

Chiến lược quản trị rủi ro nên được truyền tải rõ ràng cho cả nhân viên nói chung và các cấp quản lý cấp cao để mọi người đều biết được tính cấp bách của vấn đề cũng như xác định được nhiệm vụ của mình trong chiến lược đó.

Thứ năm: Đầu tư thông minh một công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp

Việc sử dụng những công cụ quản trị doanh nghiệp lỗi thời và hạn chế khả năng làm việc có thể là rào cản để doanh nghiệp xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro hoàn hảo. Các công ty đi đầu trong công nghệ đã sử dụng chuyển đổi số như là một yếu tố để duy trì khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường.

Nếu những gì bạn muốn là đạt được kết quả thực sự hiệu quả cả về kết quả kinh doanh lẫn sự hài lòng của khách hàng thì đầu tư vào một giải pháp quản trị toàn diện doanh nghiệp là hiệu quả nhất. Các phần mềm quản trị doanh nghiệp hiện nay đa phần đều có khả năng đo lường, phân tích và trích xuất mọi báo cáo cần thiết phục vụ công tác hoạch định chiến lược, quản trị rủi ro tại doanh nghiệp.

Theo https://www.amis.vn/

Zalo: 0983 088 626