Tư duy 1: "Thương đạo" là "nhân đạo", muốn làm kinh doanh, trước tiên hãy làm người
Con đường kinh doanh chính là con đường làm người, muốn làm kinh doanh, trước tiên, phải học cách làm người, đây là chìa khóa mấu chốt để dẫn đến thành công.
Trên thương trường, nhiều người hoặc là tầm thường hoặc là cuối cùng thất bại, không phải vì họ không đủ thông minh mà là vì cái đức của họ chưa đủ. Làm người là một môn nghệ thuật kì diệu, nếu đã là nghệ thuật, vậy thì bạn phải dùng tâm để hiểu, lĩnh ngộ và cảm nhận.
Những người biết cách làm người trước, rồi sau đó mới làm kinh doanh thì tài khí mới thịnh vượng, tiền vào như nước cũng chỉ là chuyện một sớm một chiều, trăng đến rằm thì trăng sẽ tròn. Còn phần lớn những kẻ làm người thất bại thì dù có "phất lên sau một đêm" thì kết cục cũng không tốt đẹp gì.
Lý Gia Thành, tỷ phú Hồng Kông, người giàu thứ 23 trên thế giới có một quan điểm nổi tiếng rằng "thương giả vô vực", ông tin rằng không có cái gọi là quy luật bất biến trong kinh doanh, muốn làm doanh nghiệp bạn phải linh hoạt, nhanh nhẹn, biến hóa khôn lường và không được phép tuân thủ theo một lối suy nghĩ.
Thật vậy, thương trường luôn chứa đầy những thay đổi, thị trường cũng không phải lúc nào cũng đứng im. Muốn có một chỗ đứng nhất định trên thương trường, các sản phẩm của bạn có thể là "độc môn", nhưng tư duy thì luôn phải linh hoạt và phải có tính mới. Cái gọi là "một mánh mới, ăn cả trời" cũng là dựa trên chữ "mới" mà ra.
Không có ai tự nhiên "phất" lên được cả, muốn làm lớn phải biết chịu đựng khó khăn và gian khổ. Cứ nhìn Nhậm Chính Phi, ông chủ của tập đoàn Huawei khuấy động mạng xã hội, khiến cả thế giới quan tâm trong vài tháng gần đây, hay đơn cử như ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup, bạn sẽ thấy tinh thần chăm chỉ, biết chịu cực quý giá đến đâu.
Tuy nhiên, giai đoạn khởi nghiệp vẫn là giai đoạn mà bạn cần phải có sức chịu đựng giỏi nhất, có gan làm ông chủ thì cũng phải ngủ được trên sàn đất, bạn thậm chí còn phải vất vả hơn cả nhân viên của mình.
Ngoài ra, cái gọi là khó khăn và sức chịu đựng còn có một ý nghĩa khác, đó là khi đối mặt với những thất bại và bất lợi, bạn không thể đổ lỗi cho người khác, thay vào đó luôn phải giữ cho mình một cái đầu lạnh, mỉm cười trước thất bại. Biết là khó, nhưng, đằng sau thất bại chính là suối nguồn của cải, muốn tắm trong đó, bạn sẽ phải trả một cái giá đắt hơn người khác.
Có người nói "Mạnh dạn thì thành công mà rụt rè thì chết đói", cũng có người nói "Thành công trọng chi tiết, phú quý cầu mạo hiểm", bất kể kinh doanh hay khởi nghiệp, bạn phải táo bạo và dám mạo hiểm, dám chiến đấu, dám trở thành người đầu tiên. Miễn là có cơ hội kinh doanh có lợi nhuận, đừng từ bỏ nó vì bạn sợ mạo hiểm, bởi lẽ thương trường chính là nơi mà các nhà thám hiểm có thể tồn tại.
Một bước đi trước, bước bước dẫn đầu, trong thời đại "cá lớn ăn cá nhỏ, cá nhanh ăn cá chậm" này, tốc độ đã trở thành một trong những quy tắc cơ bản quyết định độ lớn mạnh của doanh nghiệp.
Do đó, bất kể bắt đầu kinh doanh hay khởi nghiệp, bạn phải "bắt trend" nhanh hơn ai hết, nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhanh chóng tung ra sản phẩm và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ... Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể bất khả chiến bại.
Cơ hội kinh doanh luôn luôn có, nhưng đôi khi nó lại bị ẩn đi. Chỉ những doanh nhân có con mắt tinh tường, giỏi phán đoán tình huống và có những hành động thiết thực mới có thể nắm bắt và sử dụng cơ hội kinh doanh đồng thời kịp thời biến chúng thành lợi nhuận và sự giàu có, như Jack Ma nói: "Kinh doanh ngày càng khó làm, nhưng càng khó thì cơ hội càng cao, mấu chốt là ở tầm nhìn."
Ở xã hội này, quan hệ xã hội là một nguồn lực vô cùng có giá trị. Trong nhiều trường hợp, quan hệ xã hội chính là một nguồn tài chính, có thể được trực tiếp chuyển đổi thành sự giàu có. Bất kể bạn đang bắt đầu kinh doanh hay có ý định khởi nghiệp, việc kiếm tiền sẽ dễ dàng hơn bằng cách thiết lập một mạng lưới quan hệ, sau đó tìm kiếm, nắm bắt và sử dụng các cơ hội kinh doanh. Đây là một lý do tại sao những người lớn tuổi, quan hệ xã hội rộng lại có nhiều khả năng thành công hơn.