"Cửa" đầu tư cho nông nghiệp đã rộng mở

Ngày 25/10 tới, Nghị định 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư của ngành nông nghiệp.

Theo đó, Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ những vướng mắc về tài sản bảo đảm và hạn mức cho vay trong hoạt động đầu tư của ngành nông nghiệp.

Nhiều

"Cửa" đầu tư cho nông nghiệp đã rộng mở.

Theo chia sẻ của một số hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh nông nghiệp, thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn tín dụng khá khó khăn.

Cụ thể, khi có một số quy định mới về hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tốt hơn, tuy nhiên khi các hộ kinh doanh, sản xuất đi tìm hiểu để tiếp cận nguồn vay thì chưa thể tiếp cận do phải chờ hướng dẫn. Theo đó, nhiều chính sách về hỗ trợ liên kết để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, song các hộ kinh doanh, doanh nghiệp cũng không tiếp cận được. Ví dụ như, doanh nghiệp liên kết với người nông dân sản xuất theo quy trình, sau đó thu mua sản phẩm đầu ra bằng cách bán cho siêu thị. Thông thường siêu thị sẽ trả tiền sau khoảng thời gian 30-60 ngày, tuy nhiên khi mang hợp đồng này đi thế chấp khoản vay tương đương 80% giá trị khoản tiền mà siêu thị sẽ trả….cũng không được.

Chính vì vậy, đã có những đề xuất tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất nông nghiệp rằng nên công khai các tiêu chí để dự án được vay vốn và công bố đường dây nóng.

Được biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị bằng cách hỗ trợ lãi suất từ 60-80%. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này cũng chỉ được thực hiện khi các tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay.

Những “điểm nghẽn” này sẽ đã được tháo gỡ khi Nghị định 116 có hiệu lực. Bởi Nghị định đã bổ sung nhiều đối tượng mới có thể tiếp cận các chính sách ưu đãi tín dụng, nâng hạn mức cho vay với người nông dân, hộ gia đình, giúp đáp ứng nhu cầu nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Theo đó, nâng mức cho vay tín chấp, không có tài sản bảo đảm tối đa với cá nhân, hộ gia đình ngoài khu vực nông thôn có sản xuất - kinh doanh nông nghiệp lên tới 100 triệu đồng. Ngoài ra, các hộ cá nhân, hộ gia đình ở khu vực nông thôn cũng sẽ được vay lên tới 200 triệu đồng. Nghị định cũng bổ sung chính sách hướng tới nông nghiệp công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, như các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... sẽ được ngân hàng thương mại xem xét cho vay tối đa 70% nhu cầu vốn thực hiện dự án.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quy định này đã mở rộng đối tượng làm nông nghiệp được tiếp cận vốn ngân hàng. Trong khi trước đây chỉ có doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao mới được hưởng chính sách này. Đồng thời, Nghị định 116 cho phép ngân hàng thương mại được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất - kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng. Qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về tài sản cho khách hàng, đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn trên đất nông nghiệp như nhà kính, nhà lưới.

Zalo: 0983 088 626